Cộng đồng dân cư vùng đệm rừng đặc dụng được hỗ trợ 50 triệu đồng/năm để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống?
- Vùng đệm của khu rừng đặc dụng là gì?
- Cộng đồng dân cư vùng đệm rừng đặc dụng được hỗ trợ 50 triệu đồng/năm để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống từ 15/7/2024?
- Điều kiện để cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống?
- Trình tự thực hiện hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống đối với cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng như thế nào?
Vùng đệm của khu rừng đặc dụng là gì?
Tại khoản 25 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về vùng đệm như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
25. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới của khu rừng đặc dụng có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng.
Như vậy, ta có thể hiểu vùng đệm của khu rừng đặc dụng là vùng rừng, vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới của khu rừng đặc dụng có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng.
Cộng đồng dân cư vùng đệm rừng đặc dụng được hỗ trợ 50 triệu đồng/năm để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống từ 15/7/2024?
Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/7/2024 quy định về hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng như sau:
Điều 8. Hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng
1. Đối tượng và mức hỗ trợ: cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ bình quân là 50.000.000 đồng/cộng đồng dân cư/năm.
2. Nội dung hỗ trợ:
Căn cứ vào nguồn kinh phí được hỗ trợ, cộng đồng dân cư xác định nội dung hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, giống cây trồng, giống vật nuôi; thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ;
b) Vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng của cộng đồng dân cư như công trình nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn, nhà văn hóa và các công trình khác.
...
Như vậy, từ 15/7/2024, cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ bình quân là 50.000.000 đồng/cộng đồng dân cư/năm để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống.
Cộng đồng dân cư vùng đệm rừng đặc dụng được hỗ trợ 50 triệu đồng/năm để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống? (Hình từ Internet)
Điều kiện để cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 58/2024/NĐ-CP thì điều kiện để cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống là:
- Cộng đồng dân cư có quá trình bảo vệ rừng tốt, không để xảy ra các vụ vi phạm nghiêm trọng trong công tác bảo vệ rừng;
- Có kế hoạch, dự toán được duyệt; có cam kết bảo vệ rừng với ban quản lý rừng đặc dụng;
- Không trùng lặp nội dung hỗ trợ với dự án được đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trình tự thực hiện hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống đối với cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 58/2024/NĐ-CP thì trình tự thực hiện hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống đối với cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch, dự toán và phê duyệt kinh phí hỗ trợ:
Hằng năm, Trưởng thôn tổ chức họp với cộng đồng dân cư về đề xuất nội dung, kế hoạch, dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ và thống nhất tại biên bản họp và lập kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã và ban quản lý rừng đặc dụng;
Ban quản lý rừng đặc dụng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã họp với cộng đồng dân cư có đề nghị hỗ trợ và thống nhất đồng phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ của cộng đồng dân cư.
Bước 2: Thực hiện hỗ trợ:
Cộng đồng dân cư tự tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch, dự toán hỗ trợ kinh phí được duyệt. Đối với các nội dung cộng đồng dân cư không tự tổ chức thực hiện được, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc ban quản lý rừng đặc dụng hỗ trợ thực hiện;
Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch và kinh phí hỗ trợ, cộng đồng dân cư đề nghị ban quản lý rừng đặc dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, điều chỉnh.
Bước 3: Nghiệm thu, giám sát thực hiện:
- Cộng đồng dân cư tự tổ chức giám sát thực hiện kế hoạch, kinh phí hỗ trợ theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở;
- Sau khi hoàn thành các nội dung kế hoạch được phê duyệt hỗ trợ hoặc kết thúc năm, ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức nghiệm thu. Kết quả nghiệm thu được thể hiện trong biên bản nghiệm thu. Thành phần tham gia nghiệm thu gồm đại diện ban quản lý rừng đặc dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã và đại diện cộng đồng dân cư.
- Nội dung nghiệm thu, bao gồm:
+ Đối với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm: nghiệm thu theo kế hoạch, dự toán hỗ trợ;
+ Đối với hỗ trợ giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông, lâm sản quy mô nhỏ: nghiệm thu theo kế hoạch, dự toán hỗ trợ và theo hóa đơn hoặc biên nhận (trong trường hợp không có hóa đơn) và danh sách ký nhận của các hộ gia đình, cá nhân hay tổ hợp tác (nếu có);
+ Đối với hỗ trợ vật liệu xây dựng các công trình công cộng thôn: nghiệm thu số lượng, khối lượng vật tư hỗ trợ theo kế hoạch, dự toán. Riêng đối với các công trình đồng hỗ trợ, bổ sung ký xác nhận vật liệu của ban quản lý dự án công trình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?