Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo đối tượng sử dụng được phân thành mấy loại?

Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được phân thành mấy loại? Giá thành toàn bộ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các chi phí nào? Căn cứ định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là gì?

Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo đối tượng sử dụng được phân thành mấy loại?

Theo khoản 2 Điều 119 Nghị định 96/2023/NĐ-CP thì giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phân loại theo đối tượng sử dụng dịch vụ gồm:

- Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do bảo hiểm y tế thanh toán;

- Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước thanh toán;

- Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc danh mục do bảo hiểm y tế thanh toán mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu;

- Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu.

Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo đối tượng sử dụng được phân thành mấy loại?

Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo đối tượng sử dụng được phân thành mấy loại? (Hình từ Internet)

Giá thành toàn bộ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các chi phí nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 119 Nghị định 96/2023/NĐ-CP thì giá thành toàn bộ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các cấu phần chi phí cụ thể như sau:

- Chi phí nhân công:

+ Chi phí nhân công đối với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước thanh toán, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc danh mục do bảo hiểm y tế thanh toán mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu bao gồm:

+ Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản đóng góp theo quy định của viên chức, người lao động và nhân công thuê ngoài (nếu có) bao gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp;

+ Chi phí đặc thù tối đa không quá 50% chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương để chi trả thù lao cho các chuyên gia, thầy thuốc giỏi làm việc tại đơn vị;

+ Chi phí nhân công đối với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu: được kết cấu vào giá dịch vụ theo mức chi trả tiền công cho người lao động.

Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi trả tiền công cụ thể tương ứng với công việc thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc theo phương pháp so sánh để xác định đơn giá tiền công lao động.

- Chi phí trực tiếp:

Các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và chi phí phát sinh tại khoa, phòng thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đó được tính vào chi phí trực tiếp (trừ chi phí khấu hao và chi phí nhân công), bao gồm:

+ Chi phí thuốc, hóa chất, máu, chế phẩm máu và chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ trực tiếp (bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo quy định) để thực hiện dịch vụ kỹ thuật;

+ Chi phí về nhiên liệu, năng lượng sử dụng gồm điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn;

+ Các khoản chi phí trực tiếp khác: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế; duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định; mua thay thế công cụ, dụng cụ, thiết bị trực tiếp sử dụng để thực hiện dịch vụ kỹ thuật; chi phí ứng dụng hoặc thuê dịch vụ công nghệ thông tin; các chi phí trực tiếp khác.

- Chi phí khấu hao thiết bị y tế, tài sản cố định theo quy định. Việc khấu hao thiết bị y tế chỉ áp dụng đối với các thiết bị y tế đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định.

- Chi phí quản lý là chi phí của các đơn vị quản lý gián tiếp phục vụ để thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và chi phí cho các hoạt động dùng chung của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm:

+ Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị y tế, tài sản cố định; chi kiểm định, hiệu chuẩn tài sản, mua sắm thiết bị, công cụ, dụng cụ, vật tư, phương tiện, văn phòng phẩm phục vụ cho bộ phận quản lý, gián tiếp và hoạt động chung của đơn vị;

+ Chi phí bảo vệ môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn, chi phí quản lý chất lượng; chi phí đồng phục, trang phục, bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động, dự phòng lây nhiễm HIV, tiêm chủng cho công chức, viên chức, người lao động;

+ Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học; nhận chuyển giao các kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn;

+ Chi phí điện, nước, nhiên liệu; cước dịch vụ viễn thông, bưu chính; chi phí ứng dụng hoặc thuê công nghệ thông tin hoặc thuê dịch vụ, phần mềm quản lý; bảo đảm an ninh, an toàn người bệnh; vệ sinh, môi trường, xử lý chất thải; các chi phí thuê, mua ngoài khác phục vụ cho khám bệnh, chữa bệnh;

+ Chi phí thuê phiên dịch, biên dịch; chi mua, in ấn, phô tô tài liệu, ấn phẩm dùng cho chuyên môn; chi phí cho công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu theo quy định;

+ Các khoản phí, lệ phí, thuế (bao gồm cả thuế sử dụng đất), chi phí thuê đất dùng cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ (nếu có); bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm tài sản; chi phí phòng cháy và chữa cháy; chi phí quản lý chất lượng; chi phí liên quan đến bảo quản, hao hụt, hủy thuốc, vật tư; chi phí dự phòng rủi ro; chi phí về thanh lý, xử lý tài sản theo quy định;

+ Lãi tiền vay (nếu có) và các khoản chi phí quản lý khác.

Định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh dựa trên căn cứ nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 110 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:

Điều 110. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
...
4. Việc định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm định giá;
b) Quan hệ cung cầu của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, khả năng chi trả của người bệnh;
c) Chủ trương, chính sách, pháp luật về tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong từng thời kỳ, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ theo lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do Chính phủ quy định.
...

Như vậy, việc định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh dựa trên các căn cứ sau đây:

- Yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 110 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 tại thời điểm định giá;

- Quan hệ cung cầu của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, khả năng chi trả của người bệnh;

- Chủ trương, chính sách, pháp luật về tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong từng thời kỳ, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ theo lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do Chính phủ quy định.

Trân trọng!

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên áp dụng từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về nhân sự khi cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh đối với bệnh viện là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh chữa bệnh thực hiện từ ngày 01/7/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh chữa bệnh thực hiện đến 30/6/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu được quy định như thế nào theo Thông tư 21?
Hỏi đáp Pháp luật
Các khoản chi phí trong yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được xác định theo một trong các cách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 17/10/2024, thông tin về giá so sánh của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cùng loại phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
02 phương pháp định giá dịch vụ khám, chữa bệnh từ 17/10/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
264 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào