Hợp đồng đặt cọc có bắt buộc phải thực hiện trước khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?
Hợp đồng đặt cọc có bắt buộc phải thực hiện trước khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 về đặt cọc như sau:
Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015 về thời điểm giao kết hợp đồng có hiệu lực như sau:
Điều 388. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Như vậy, hợp đồng đặt cọc không có bắt buộc phải thực hiện trước khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa mà có thể thực hiện đồng thời hoặc sau khi giao kết hợp đồng có hiệu lực.
Hợp đồng đặt cọc có bắt buộc phải thực hiện trước khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa? (Hình từ Internet)
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thực hiện qua các loại hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 về các hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa cần được thực hiện thông qua một trong ba hình thức sau đây:
[1] Thực hiện bằng lời nói
[2] Thực hiện bằng văn bản
[3] Thực hiện bằng hành vi cụ thể.
Lưu ý: Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 về nội dung của hợp đồng như sau:
Điều 398. Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Như vậy, nội dung của hợp đồng sẽ do các bên có quyền thỏa thuận với nhau, tuy nhiên trong nội dung hợp đồng có thể có các nội dung sau:
[1] Đối tượng của hợp đồng
[2] Số lượng, chất lượng
[3] Giá, phương thức thanh toán
[4] Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
[5] Quyền, nghĩa vụ của các bên
[6] Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
[7] Phương thức giải quyết tranh chấp
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu có làm chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa không?
Theo quy định tại Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 về các trường hợp hợp đồng vô hiệu như sau:
Điều 407. Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Như vậy, trong trường hợp đặt cọc được xác định là hợp đồng phụ thì việc hợp đồng đặt cọc tuyên vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng chính.
Tuy nhiên, trong trường hợp hợp đồng đặt cọc được các bên thỏa thuận là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính thì khi hợp đồng đặt cọc vô hiệu sẽ làm chấm dứt hợp đồng chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?