Có bao nhiêu Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên? Những việc nào Chấp hành viên không được làm?

Chấp hành viên là ai? Có bao nhiêu Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên? Những việc nào Chấp hành viên không được làm?

Chấp hành viên là ai?

Căn cứ theo Điều 17 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về chấp hành viên như sau:

Điều 17. Chấp hành viên
1. Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật này. Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp.
2. Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thi tuyển, bổ nhiệm Chấp hành viên.

Như vậy, Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự 2008.

Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp.

Có bao nhiêu Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên? Những việc nào Chấp hành viên không được làm?

Có bao nhiêu Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên? Những việc nào Chấp hành viên không được làm? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên?

Căn cứ Quyết định 1577/QĐ-BTP năm 2021 chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên được quy định như sau:

1. Thượng tôn pháp luật, bảo vệ công lý: Tuyệt đối tôn trọng hiệu lực tối cao của Hiến pháp và bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. Tổ chức thi hành đúng, kịp thời các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, kỷ cương, kỷ luật hành chính trong thực thi công vụ. Không quan liêu, hách dịch, sách nhiễu, phiền hà đương sự.
2. Khách quan, đúng mực, dân vận khéo: Không thiên vị, phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, địa vị xã hội, thành phần kinh tế của đương sự. Trang phục chỉnh tề, cư xử đúng mực, lịch thiệp, kiên nhẫn, thấu hiểu, lấy giáo dục, thuyết phục là chính, xây dựng niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân, các bên đương sự trong công tác thi hành án.
3. Yêu nghề, bản lĩnh, chuyên nghiệp: Có lòng tự hào, vinh dự, nhiệt huyết, sáng tạo, nỗ lực khi làm công tác thi hành án dân sự. Không lơ là hoặc tìm cách trì hoãn việc thi hành án. Có chính kiến, dám chịu trách nhiệm, không bị phụ thuộc, bị tác động trái pháp luật vào hoạt động thi hành án. Có lối làm việc khoa học, không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm.
4. Chia sẻ, tôn trọng, đoàn kết: Xây dựng và giữ gìn đoàn kết trong đơn vị. Khiêm tốn, sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, phê bình và tự phê bình thẳng thắn, xây dựng, khách quan, đúng nơi, đúng lúc. Ứng xử có văn hóa, cầu thị, thân thiện, hợp tác, tương trợ trong công việc.
5. Tích cực, chủ động, chặt chẽ, trách nhiệm: Tôn trọng và chủ động xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi, nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo, ủng hộ, giúp đỡ ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án dân sự. Tăng cường mối quan hệ và trách nhiệm phối hợp liên ngành.
6. Gương mẫu, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính: Thực hiện nêu gương, tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng thói quen, lối sống lành mạnh, giản dị, kiên trì, tiết kiệm; không hoang phí, phô trương, tham ô, lợi dụng vị trí công tác để mưu lợi cá nhân; không nể nang, né tránh và bao che trong công tác thi hành án dân sự. Luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn./.

Như vậy, có sáu Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên:

- Thượng tôn pháp luật, bảo vệ công lý

- Khách quan, đúng mực, dân vận khéo

- Yêu nghề, bản lĩnh, chuyên nghiệp

- Chia sẻ, tôn trọng, đoàn kết

- Tích cực, chủ động, chặt chẽ, trách nhiệm

- Gương mẫu, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính

Những việc nào Chấp hành viên không được làm?

Căn cứ theo Điều 21 Luật Thi hành án dân sự 2008 những việc Chấp hành viên không được làm được quy định như sau:

Điều 21. Những việc Chấp hành viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
2. Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
4. Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
5. Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
c) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
6. Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
8. Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.

Như vậy, Chấp hành viên không được làm những việc sau:

- Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.

- Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.

- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.

- Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.

- Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:

+ Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;

+ Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

- Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.

- Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.

Trân trọng!

Chấp hành viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chấp hành viên
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thay đổi Chấp hành viên trong thi hành án dân sự mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên? Những việc nào Chấp hành viên không được làm?
Hỏi đáp Pháp luật
Chấp hành viên cao cấp phải đảm bảo tiêu chuẩn gì từ 18/5/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chấp hành viên là ai? Từ ngày 18/05/2024 Chấp hành viên thi hành án dân sự phải có bằng cấp gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chấp hành viên
764 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào