Tín dụng xanh là gì? Cơ quan nào phát hành trái phiếu xanh?

Tín dụng xanh là gì? Cơ quan nào phát hành trái phiếu xanh? Cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh như thế nào?

Tín dụng xanh là gì? Cơ quan nào phát hành trái phiếu tín dụng xanh?

Căn cứ Điều 149 Luật Bảo vệ môi trường 2020 Tín dụng xanh được quy định cụ thể như sau:

Điều 149. Tín dụng xanh
1. Tín dụng xanh là tín dụng được cấp cho dự án đầu tư sau đây:
a) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;
b) Ứng phó với biến đổi khí hậu;
c) Quản lý chất thải;
d) Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường;
đ) Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên;
e) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
g) Tạo ra lợi ích khác về môi trường.
2. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đối với dự án đầu tư phải phù hợp với quy định về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cho vay.
3. Khuyến khích các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, Tín dụng xanh là tín dụng được cấp cho dự án đầu tư sau đây:

- Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;

- Ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Quản lý chất thải;

- Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường;

- Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên;

- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

- Tạo ra lợi ích khác về môi trường.

Căn cứ Điều 150 Luật Bảo vệ môi trường 2020 Trái phiếu xanh được quy định cụ thể như sau:

Điều 150. Trái phiếu xanh
1. Trái phiếu xanh là trái phiếu do Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hành theo quy định của pháp luật về trái phiếu để huy động vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường.

Như vậy, Cơ quan phát hành trái phiếu tín dụng xanh gồm có Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp.

Tín dụng xanh là gì? Cơ quan nào phát hành trái phiếu tín dụng xanh?

Tín dụng xanh là gì? Cơ quan nào phát hành trái phiếu xanh? (Hình từ Internet)

Nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh được sử dụng như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 150 Luật Bảo vệ môi trường 2020 Trái phiếu xanh được quy định cụ thể như sau:

Điều 150. Trái phiếu xanh
....
2. Nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh phải được hạch toán, theo dõi theo quy định của pháp luật về trái phiếu và sử dụng cho dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường bao gồm:
a) Cải tạo, nâng cấp công trình bảo vệ môi trường;
b) Thay đổi công nghệ theo hướng áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất;
c) Áp dụng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát thải ít các-bon;
d) Ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
đ) Cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường;
e) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, tiết kiệm năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo;
g) Xây dựng hạ tầng đa mục tiêu, thân thiện môi trường;
h) Quản lý hiệu quả nguồn nước và xử lý nước thải;
i) Thích ứng với biến đổi khí hậu, đầu tư phát triển vốn tự nhiên;
k) Dự án đầu tư khác theo quy định.

Như vậy, nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh được sử dụng như sau:

- Cải tạo, nâng cấp công trình bảo vệ môi trường;

- Thay đổi công nghệ theo hướng áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất;

- Áp dụng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát thải ít các-bon;

- Ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

- Cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường;

- Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, tiết kiệm năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo;

- Xây dựng hạ tầng đa mục tiêu, thân thiện môi trường;

- Quản lý hiệu quả nguồn nước và xử lý nước thải;

- Thích ứng với biến đổi khí hậu, đầu tư phát triển vốn tự nhiên;

- Dự án đầu tư khác theo quy định.

Cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh như thế nào?

Căn cứ Điều 155 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh như sau:

- Khuyến khích tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ưu tiên bố trí nguồn vốn để tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án thuộc danh mục phân loại xanh.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cấp tín dụng xanh được hưởng các cơ chế khuyến khích sau:

+ Ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các đối tác phát triển;

+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ đào tạo, tập huấn cấp tín dụng xanh.

Trân trọng!

Trái phiếu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trái phiếu
Hỏi đáp Pháp luật
Biểu mẫu báo cáo định kỳ của tổ chức đại diện người sở hữu trái phiếu riêng lẻ mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ báo cáo của đại diện người sở hữu trái phiếu là khi nào theo Thông tư 76/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược mua trái phiếu được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành không được rút trước hạn từ ngày 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua lại trái phiếu trước hạn có phải công bố thông tin không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trái phiếu xanh được huy động vốn để sử dụng cho dự án đầu tư nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu công bố thông tin về chào bán trái phiếu riêng lẻ tại thị trường trong nước năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tín dụng xanh là gì? Cơ quan nào phát hành trái phiếu xanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Trái phiếu kèm chứng quyền là gì? Đối tượng nào được mua?
Hỏi đáp Pháp luật
Trái phiếu không kèm chứng quyền là gì? Đối tượng nào được mua?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trái phiếu
2,027 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào