Mẫu đơn xin học hè cho học sinh tiểu học mới nhất năm 2024?
Mẫu đơn xin học hè cho học sinh tiểu học mới nhất năm 2024?
Đơn xin học hè là một văn bản được sử dụng để đăng ký cho con em mình tham gia các lớp học hè tại trường. Mẫu đơn này thường được viết bởi phụ huynh học sinh hoặc do chính học sinh tự viết nếu đủ năng lực. Đơn xin học hè được gửi đến Ban Giám hiệu nhà trường để xin phép cho học sinh được tham gia các lớp học hè theo nguyện vọng.
* Mục đích của việc viết đơn xin học hè:
- Bổ sung kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học trong năm học vừa qua, chuẩn bị cho năm học mới.
- Ôn tập thi: Giúp học sinh ôn tập kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng như thi lên lớp, thi tốt nghiệp,...
- Rèn luyện kỹ năng: Giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng học tập, kỹ năng sống,...
- Phát triển năng khiếu: Giúp học sinh phát triển các năng khiếu, sở thích cá nhân.
* Nội dung của đơn xin học hè thương bao gồm những nội dung sau đây:
- Thông tin học sinh: Họ và tên, lớp, năm học, địa chỉ nhà,...
- Lý do học hè: Nêu rõ lý do em/cháu muốn tham gia học hè.
- Môn học muốn học: Nêu rõ các môn học em/cháu muốn học hè.
- Cam kết của học sinh: Cam kết sẽ tham gia đầy đủ các buổi học, hoàn thành tốt các bài tập và tuân thủ nội quy của nhà trường.
- Ký tên và đóng dấu vân tay: Ký tên và đóng dấu vân tay của học sinh và phụ huynh.
Có thể tham khảo Mẫu đơn xin học hè cho học sinh tiểu học mới nhất năm 2024 dưới đây:
Tải Mẫu đơn xin học hè cho học sinh tiểu học mới nhất năm 2024
Mẫu đơn xin học hè cho học sinh tiểu học mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 quy định ra sao?
Căn cứ Điều 4 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đánh giá học sinh tiểu học như sau:
Điều 4. Yêu cầu đánh giá
1. Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
2. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
3. Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh
Như vậy, yêu cầu đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 như sau:
- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh;
+ Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh;
+ Giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan;
+ Không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Phương pháp đánh giá nào thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh tiểu học?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?
- Nhà đầu tư nước ngoài được mở bao nhiêu tài khoản vốn đầu tư trực tiếp?
- PCI là tên viết tắt tiếng Anh của chỉ số nào? Chỉ số PCI phản ánh về nội dung gì?
- 'Người tham gia giao thông phải có ý thức .., nghiêm chỉnh chấp hành ... giao thông,...' nội dung đầy đủ là gì?