Nội dung ôn tập Trạng Nguyên Tiếng Việt Kì thi Hội - cấp Tỉnh (Vòng 9) năm học 2024 - 2025?

Nội dung ôn tập Trạng Nguyên Tiếng Việt Kì thi Hội - cấp Tỉnh (Vòng 9) năm học 2024 - 2025? Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trong một tuần là bao nhiêu tiết?

Nội dung ôn tập Trạng Nguyên Tiếng Việt Kì thi Hội - cấp Tỉnh Vòng 9 năm học 2024 - 2025?

Dưới đây là Nội dung ôn tập Trạng Nguyên Tiếng Việt Kì thi Hội - cấp Tỉnh (Vòng 9) năm học 2024 - 2025:

(1) Nội dung ôn tập

- Phạm vi kiến thức: không vượt quá tuần 25

- Thời gian làm bài tối đa: 30 phút

- Điểm tối đa: 300 điểm

- Số lượng bài thi: 01 bài

- Số lượng câu hỏi trong bài thi: 30 câu/đề (mỗi câu 10 điểm)

(2) Các loại câu hỏi

Đề thi Hội - cấp Tỉnh (vòng 9) sân chơi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm học 2024 – 2025 bao gồm 6 loại câu hỏi:

- Trắc nghiệm

- Điền từ

- Ghép cặp (nối 2 cột)

- Sắp xếp trật tự

- Kéo thả vào ô chủ đề

- Điền và chọn đáp án có sẵn

Lưu ý riêng đối với dạng bài điền từ:

Lớp 1, 2: Dạng bài điền từ sẽ xuất hiện các câu hỏi điền từ không có dấu.

Lớp 3, 4, 5: Dạng bài điền từ sẽ xuất hiện các câu hỏi có dấu hoặc không có dấu.

Trước khi làm bài, học sinh lưu ý kiểm tra, cài đặt bảng gõ tiếng Việt là phần mềm Unikey 4.0, bảng mã Unicode (code dựng sẵn), kiểu gõ Telex và tắt phím Caps Lock trên bàn phím.

Đặc biệt, đề thi Hội - cấp Tỉnh CÓ dạng câu hỏi sử dụng âm thanh và video. Quý thầy cô cần lưu ý để chuẩn bị kĩ lưỡng các thiết bị kĩ thuật cần có như: tai nghe, máy tính, chuột, bàn phím,... để kì thi được diễn ra thuận lợi nhất.

(3) Nội dung kiến thức trọng tâm ôn tập theo khối

Nội dung ôn tập được BTC chọn lọc và phân chia rõ ràng theo từng khối:

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

- Ôn tập các âm, vần đã học

- Phân biệt chính tả c/k, g/gh, ng/ngh; các âm đầu dễ nhầm l/n, s/x, ch/tr

- Mở rộng vốn từ, nghĩa của từ, lựa chọn từ ngữ phù hợp

- Mô tả hình ảnh

- Lựa chọn câu văn phù hợp với tình huống cụ thể

- Sắp xếp các chữ để tạo thành từ, sắp xếp các từ để tạo thành câu

- Thành ngữ tục ngữ quen thuộc

- Câu đố

- Đọc hiểu văn bản


- Chính tả: phân biệt các từ ngữ có phụ âm đầu dễ nhầm: l/n, s/x, ch/tr, r/d/gi,…

- Mở rộng vốn từ, nghĩa của từ, lựa chọn từ ngữ phù hợp

- Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm

- Câu giới thiệu, câu nêu đặc điểm, câu nêu hoạt động

- Các loại dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than

- Lựa chọn lời đáp phù hợp với tình huống cụ thể

- Sắp xếp các chữ để tạo thành từ, sắp xếp các từ để tạo thành câu, sắp xếp các ý để tạo thành câu chuyện hoàn chỉnh

- Ca dao, thành ngữ, tục ngữ

- Câu đố

- Đọc hiểu văn bản


- Chính tả: phân biệt các từ ngữ có phụ âm đầu dễ nhầm: l/n, s/x, ch/tr, r/d/gi,…

- Mở rộng vốn từ, nghĩa của từ, lựa chọn từ ngữ phù hợp

- Từ có nghĩa giống nhau, từ có nghĩa trái ngược nhau

- Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm

- Câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm

- Câu kể, câu cảm, câu khiến, câu hỏi

- Các loại dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than

- Lựa chọn lời đáp phù hợp với tình huống cụ thể

- Biện pháp nghệ thuật so sánh

- Sắp xếp các chữ để tạo thành từ, sắp xếp các từ để tạo thành câu, sắp xếp các ý để tạo thành câu chuyện hoàn chỉnh

- Ca dao, thành ngữ, tục ngữ

- Câu đố

- Đọc hiểu văn bản


- Chính tả: phân biệt các từ ngữ có phụ âm đầu dễ nhầm: l/n, s/x, ch/tr, r/d/gi,…

- Mở rộng vốn từ, nghĩa của từ, lựa chọn từ ngữ phù hợp

- Từ có nghĩa giống nhau, từ có nghĩa trái ngược nhau

- Từ loại: danh từ, động từ, tính từ

- Câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm

- Câu và các thành phần chính của câu

- Các loại dấu câu đã học

- Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hoá

- Câu chủ đề trong đoạn văn

- Sắp xếp các chữ để tạo thành từ, sắp xếp các từ để tạo thành câu, sắp xếp các ý để tạo thành câu chuyện hoàn chỉnh

- Ca dao, thành ngữ, tục ngữ

- Câu đố

- Đọc hiểu văn bản


- Chính tả: phân biệt các từ ngữ có phụ âm đầu dễ nhầm: l/n, s/x, ch/tr, r/d/gi,…

- Mở rộng vốn từ, nghĩa của từ, lựa chọn từ ngữ phù hợp

- Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đa nghĩa

- Từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, kết từ

- Các loại dấu câu đã học

- Câu đơn, các thành phần chính của câu

- Câu ghép, cách nối các vế câu ghép

- Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hoá, điệp từ điệp ngữ

- Sắp xếp các chữ để tạo thành từ, sắp xếp các từ để tạo thành câu, sắp xếp các ý để tạo thành câu chuyện hoàn chỉnh

- Ca dao, thành ngữ, tục ngữ

- Câu đố

- Đọc hiểu văn bản


* Trên đây là Nội dung ôn tập Trạng Nguyên Tiếng Việt Kì thi Hội - cấp Tỉnh Vòng 9 năm học 2024 - 2025?

Nội dung ôn tập Trạng Nguyên Tiếng Việt Kì thi Hội - cấp Tỉnh (Vòng 9) năm học 2024 - 2025?

Nội dung ôn tập Trạng Nguyên Tiếng Việt Kì thi Hội - cấp Tỉnh (Vòng 9) năm học 2024 - 2025? (Hình từ Internet)

Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:

Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
[....]

Như vậy, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

- 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trong một tuần là bao nhiêu tiết?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định:

Điều 6. Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
[....]

Như vậy, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trong một tuần là 23 tiết theo quy định của pháp luật.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học.

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
1 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào