Mẫu đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân theo Thông tư 03 mới nhất?
Mẫu đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân theo Thông tư 03 mới nhất?
Đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân được sử dụng theo Mẫu TP-LS-05-sđ ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP.
Mẫu đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân theo Thông tư 03 sẽ thay thế Mẫu TP-LS-05 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-BTP.
Tải về Mẫu đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân theo Thông tư 03 tại đây.
Cá nhân muốn hành nghề Luật sư phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Luật sư 2006 quy định về điều kiện hành nghề Luật sư như sau:
Điều 11. Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Dẫn chiếu Điều 10 Luật Luật sư 2006 quy định về tiêu chuẩn luật sư như sau:
Điều 10. Tiêu chuẩn luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Như vậy, cá nhân muốn hành nghề Luật sư phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có bằng cử nhân luật;
- Đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư;
- Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư;
- Có Chứng chỉ hành nghề luật sư;
- Đã gia nhập một Đoàn luật sư.
Mẫu đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân theo Thông tư 03 mới nhất? (Hình từ Internet)
Cá nhân được hành nghề luật sư trong phạm vi nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Luật sư 2006 quy định về phạm vi hành nghề luật sư như sau:
Điều 22. Phạm vi hành nghề luật sư
1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện tư vấn pháp luật.
4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.
Như vậy, cá nhân được hành nghề luật sư trong phạm vi các hoạt động sau:
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật.
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
- Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.