Ai có thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với đảng viên theo Quy định 22?
Ai có thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với đảng viên theo Quy định 22?
Căn cứ khoản 2 Điều 29 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 về thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với đảng viên như sau:
Điều 29. Thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt đảng
...
2. Đối với đảng viên
2.1. Tổ chức đảng quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên là tổ chức đảng có thẩm quyền khai trừ đối với đảng viên đó.
2.2. Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên được quyền quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của cấp ủy viên cấp dưới trực tiếp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý (ở Trung ương là Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý) nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp khi bị tạm giam, truy tố; quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp ủy viên cấp dưới trực tiếp khi bị khởi tố.
...
Như vậy, thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với đảng viên hiện nay thuộc về các đối tượng sau:
- Tổ chức đảng có thẩm quyền khai trừ đối với đảng viên bị đình chỉ;
- Đình chỉ sinh hoạt đảng của cấp ủy viên cấp dưới trực tiếp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp khi bị tạm giam, truy tố: Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên;
- Đình chỉ sinh hoạt cấp ủy viên cấp dưới trực tiếp khi bị khởi tố: Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên.
Ai có thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với đảng viên theo Quy định 22? (Hình từ Internet)
Thời hạn đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với đảng viên là bao lâu?
Căn cứ Điều 31 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 về thời han đình chỉ sinh hoạt Đảng như sau:
Điều 31. Thời hạn đình chỉ sinh hoạt, hoạt động
1. Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng và đình chỉ sinh hoạt cấp ủy là 90 ngày. Trường hợp phải gia hạn thì thời hạn đình chỉ kể cả gia hạn không quá 180 ngày. Thời hạn đình chỉ hoạt động đối với tổ chức đảng không quá 90 ngày.
2. Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên (kể cả cấp ủy viên) bị truy tố, bị tạm giam và thời hạn đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên bị khởi tố được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có).
3. Thủ trưởng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền quyết định khởi tố, tạm giam, truy tố, xét xử đối với công dân là đảng viên, cấp ủy viên phải chỉ đạo thông báo ngay bằng văn bản (chậm nhất là 3 ngày) các quyết định trên (kể cả khi gia hạn) đến cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý đảng viên, cấp ủy viên đó.
Như vậy, thời hạn đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với đảng viên tối đa là 90 ngày. Trường hợp gia hạn thì thời hạn đình chỉ cũng không được quá 180 ngày. Tuy nhiên, trong các trường hợp đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên (kể cả cấp ủy viên) bị truy tố, bị tạm giam tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có).
Đảng viên không còn bị tạm giam, truy tố thì có được đương nhiên trở lại sinh hoạt đảng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 về quyết định cho đảng viên trở lại sinh hoạt đảng như sau:
Điều 32. Việc quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy và tổ chức đảng trở lại hoạt động
...
2. Khi đảng viên, kể cả cấp ủy viên không còn bị tạm giam và không bị truy tố, chậm nhất là 5 ngày, đảng viên là thủ trưởng của cơ quan pháp luật hoặc tổ chức đảng ở các cơ quan pháp luật có trách nhiệm chỉ đạo thông báo kịp thời bằng văn bản đến cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý đảng viên, cấp ủy viên đó để xem xét việc quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt đảng và xem xét, xử lý kỷ luật đảng. Trường hợp đình chỉ điều tra thì quyết định cho cấp ủy viên trở lại sinh hoạt cấp ủy.
Trường hợp hết thời hạn tạm giam hoặc không bị tạm giam nhưng vẫn bị truy tố, xét xử thì tổ chức đảng chưa quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt đảng, cấp ủy.
Như vậy, đảng viên không còn bị tạm giam, truy tố sẽ không được đương nhiên trở lại sinh hoạt đảng, mà phải trải qua quá trình xem xét của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, khi đảng viên không còn bị tạm giam, truy tố thì chậm nhất 5 ngày sau, đảng viên là thủ trưởng của cơ quan pháp luật hoặc tổ chức đảng ở các cơ quan pháp luật có trách nhiệm chỉ đạo thông báo kịp thời bằng văn bản đến cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý đảng viên để xem xét việc quyết định cho đảng viên trở lại sinh hoạt đảng và xem xét, xử lý kỷ luật đảng.
Lưu ý: Trường hợp hết thời hạn tạm giam hoặc không bị tạm giam nhưng đảng viên vẫn bị truy tố, xét xử thì tổ chức đảng chưa quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt đảng, cấp ủy.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Đoàn 759 vận tải thủy có nhiệm vụ chi viện vũ khí cho miền Nam bằng đường biển được thành lập ngày 23/10/1961, do ai làm Đoàn trưởng?
- Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý gồm những gì?
- Thời gian, kết cấu bài kiểm tra và kết quả kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật đạt yêu cầu để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 01/01/2025?
- Bảng lương của Kiểm soát viên đê điều hiện nay là bao nhiêu?