Luật Đất đai 2024: Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được tiếp cận quỹ đất tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp?
Luật Đất đai 2024: Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được tiếp cận quỹ đất tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp?
Tại khoản 6 Điều 202 Luật Đất đai 2024 quy định về đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp như sau:
Điều 202. Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp
...
6. Chủ đầu tư có trách nhiệm dành quỹ đất đã đầu tư kết cấu hạ tầng để cho thuê lại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở di dời do ô nhiễm môi trường.
Nhà nước có chính sách giảm tiền thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp cho các trường hợp quy định tại khoản này. Khoản tiền thuê lại đất được giảm được hoàn trả cho chủ đầu tư thông qua việc khấu trừ vào tiền thuê đất mà chủ đầu tư phải nộp theo quy định của pháp luật về thu tiền thuê đất.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để xác định quỹ đất dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở di dời do ô nhiễm môi trường.
7. Diện tích đất để xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp theo quy hoạch thì được quản lý như đất thương mại, dịch vụ và được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định mới tại Luật Đất đai 2024 thì doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được có cơ hội tiếp cận quỹ đất cho phát triển sản xuất, kinh doanh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vì nếu như việc giao đất, cho thuê đất thông qua cơ chế thị trường thì có thể dẫn đến thiệt thòi cho những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường.
Việc được tiếp cận quỹ đất cho phát triển sản xuất, kinh doanh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy định tại Luật Đất đai mới sẽ thúc đẩy tiềm lực kinh tế cũng như sự phát triển đồng đều hơn đối với các doanh nghiệp. Khi cơ hội về trả tiền thuê đất kinh doanh, sản xuất đã được thay đổi một cách linh hoạt.
Luật Đất đai 2024: Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được tiếp cận quỹ đất tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể như sau:
- Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.
- Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực.
- Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật.
- Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất.
Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Căn cứ Điều 7 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa năm 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể sau đây:
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không đúng nguyên tắc, đối tượng, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Phân biệt đối xử, gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức, cá nhân hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin giả mạo, không trung thực liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5. Sử dụng nguồn lực hỗ trợ không đúng mục đích đã cam kết.
Như vậy, 05 hành vi bị nghiêm cấm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không đúng nguyên tắc, đối tượng, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Phân biệt đối xử, gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức, cá nhân hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin giả mạo, không trung thực liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Sử dụng nguồn lực hỗ trợ không đúng mục đích đã cam kết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?