Mẫu báo cáo thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc danh mục đàm phán giá theo Thông tư 05 mới nhất?
- Mẫu báo cáo thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc danh mục đàm phán giá theo Thông tư 05 mới nhất?
- Việc xây dựng phương án đàm phán giá đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm căn cứ vào thông tin nào?
- Kế hoạch tổ chức đàm phán giá đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm phải có các nội dung gì?
Mẫu báo cáo thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc danh mục đàm phán giá theo Thông tư 05 mới nhất?
Mẫu báo cáo thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc danh mục đàm phán giá theo Thông tư 05 mới nhất đang được áp dụng theo mẫu tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BYT.
Dưới đây là mẫu báo cáo thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc danh mục đàm phán giá:
Tải về mẫu báo cáo thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc danh mục đàm phán giá:
Mẫu báo cáo thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc danh mục đàm phán giá theo Thông tư 05 mới nhất? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng phương án đàm phán giá đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm căn cứ vào thông tin nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 05/2024/TT-BYT, việc xây dựng phương án đàm phán giá đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm căn cứ vào các thông tin dưới đây:
- Giá trúng thầu của thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đàm phán giá (nếu có).
- Thời gian lưu hành tại Việt Nam.
- Thông tin về giá trị của thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đàm phán giá đã sử dụng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp (nếu có).
- Giá trị và số lượng kế hoạch của thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đàm phán giá.
- Giá tham khảo của thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đàm phán giá tại các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (nếu có).
Trường hợp không có giá tham khảo tại ASEAN thì tham khảo các quốc gia khác (nếu có).
- Hồ sơ đề xuất của nhà thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất và tổng hợp thông tin của thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đàm phán giá của tổ chuyên gia.
- Các thông tin khác có liên quan (nếu có).
Kế hoạch tổ chức đàm phán giá đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm phải có các nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 05/2024/TT-BYT quy định như sau:
Điều 6. Thông báo kế hoạch tổ chức đàm phán giá
1. Căn cứ khả năng tổ chức triển khai thực hiện đàm phán giá, Đơn vị đàm phán giá xây dựng kế hoạch tổ chức đàm phán giá gồm các nội dung tối thiểu sau đây:
a) Số đợt tiến hành đàm phán giá trong năm;
b) Danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm sẽ thực hiện đàm phán giá trong mỗi đợt;
c) Thời gian dự kiến bắt đầu tổ chức đàm phán giá và thời gian dự kiến kết thúc, công bố kết quả đàm phán giá.
Riêng đối với các thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc Danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá đã có kết quả đàm phán giá được công bố, Đơn vị đàm phán giá có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, xác định nhu cầu mua sắm và thực hiện tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá cho kỳ tiếp theo hoặc trong thời gian tối thiểu 06 tháng trước khi hết hiệu lực của thỏa thuận khung đã ký phải có văn bản thông báo cho các đơn vị, địa phương tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đơn vị đàm phán giá có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kế hoạch đàm phán giá, tình hình triển khai thực hiện đàm phán giá để các đơn vị, địa phương chủ động tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư này đối với các trường hợp sau đây:
a) Trước ngày 15 tháng 3 hàng năm thông báo kế hoạch tổ chức đàm phán giá theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Khi thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc Danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá không đáp ứng nguyên tắc, tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Đấu thầu và quy định tại Điều 1 Thông tư này;
c) Khi không kịp tiến độ tổ chức đàm phán giá;
d) Khi không điều tiết được theo quy định tại Điều 17 Thông tư này đối với một trong các trường hợp:
- Cơ sở y tế đã sử dụng hết số lượng thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được phân bổ trong thỏa thuận khung hoặc phát sinh nhu cầu sử dụng và vượt quá khả năng điều tiết theo quy định tại Điều 17 Thông tư này;
- Cơ sở y tế được thành lập sau khi hoàn thành việc tổng hợp nhu cầu mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm và vượt quá khả năng điều tiết theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
đ) Khi đàm phán giá không thành công;
e) Nhà thầu cung cấp thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm không còn khả năng thực hiện thỏa thuận khung, hợp đồng đã ký.
Như vậy, kế hoạch tổ chức đàm phán giá đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm phải có các nội dung sau đây:
- Số đợt tiến hành đàm phán giá trong năm.
- Danh mục thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm sẽ thực hiện đàm phán giá trong mỗi đợt.
- Thời gian dự kiến bắt đầu tổ chức đàm phán giá và thời gian dự kiến kết thúc, công bố kết quả đàm phán giá.
Riêng đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc Danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá đã có kết quả đàm phán giá được công bố, Đơn vị đàm phán giá có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá cho kỳ tiếp theo hoặc trong thời gian tối thiểu 06 tháng trước khi hết hiệu lực của thỏa thuận khung đã ký.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thiết bị y tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu?
- Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại Hà Nội?
- Đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Sẽ mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng?