Người tập sự được gia hạn tập sự hành nghề luật sư trong trường hợp nào?
Người tập sự được gia hạn tập sự hành nghề luật sư trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định như sau:
Điều 10. Thời gian tập sự hành nghề luật sư và gia hạn tập sự hành nghề luật sư
...
2. Người tập sự được Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư gia hạn tập sự hành nghề luật sư khi không đạt yêu cầu tập sự theo đánh giá của luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị gia hạn của người tập sự, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư ra quyết định gia hạn tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định gia hạn tập sự hành nghề luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư gửi văn bản thông báo cho tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, người tập sự, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Sở Tư pháp nơi có trụ sở của Đoàn Luật sư.
3. Người tập sự được gia hạn tập sự hành nghề luật sư tối đa không quá 02 lần, mỗi lần 06 tháng. Trong trường hợp gia hạn tập sự lần thứ hai mà người tập sự không đạt yêu cầu thì Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi đăng ký tập sự ra quyết định rút tên người đó khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư. Người bị rút tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư có quyền khiếu nại theo quy định của Thông tư này.
...
Theo đó, người tập sự có thể được gia hạn tập sự hành nghề luật sư trong trường hợp người đó không đạt yêu cầu tập sự theo đánh giá của luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.
Ngoài ra, người tập sự được gia hạn tập sự hành nghề luật sư tối đa không quá 02 lần, mỗi lần 06 tháng.
Người tập sự được gia hạn tập sự hành nghề luật sư trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người muốn tập sự hành nghề luật sư có thể lựa chọn tổ chức nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định như sau:
Điều 4. Nhận tập sự hành nghề luật sư
1. Người muốn tập sự hành nghề luật sư lựa chọn và thỏa thuận với một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự. Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự cử luật sư hướng dẫn và gửi Giấy xác nhận về việc nhận tập sự hành nghề luật sư cho người tập sự và Đoàn Luật sư ở địa phương nơi đặt trụ sở.
2. Trong trường hợp người muốn tập sự hành nghề luật sư không thỏa thuận được với tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự thì có thể đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư giới thiệu tổ chức hành nghề luật sư để tập sự. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm phân công một luật sư thành viên của Đoàn là người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận người đó vào tập sự. Người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư được phân công mà từ chối nhận tập sự khi không có lý do chính đáng thì bị xem xét, xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Thông tư này.
3. Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự bao gồm:
a) Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật;
b) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, người muốn tập sự hành nghề luật sư có thể lựa chọn 01 trong các tổ chức dưới đây:
- Văn phòng luật sư, công ty luật.
- Chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật.
- Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
- Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
Nội dung tập sự hành nghề luật sư có những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 10/2021/TT-BTP, nội dung tập sự hành nghề luật sư gồm có những nội dung sau đây:
- Pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
- Kỹ năng nghiên cứu, thu thập tài liệu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ vụ việc.
- Kỹ năng tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
- Kỹ năng tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
- Kỹ năng tư vấn pháp luật.
- Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
- Kỹ năng thực hiện dịch vụ pháp lý khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?