Thực hiện thông báo cho chủ sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam như thế nào?
Thực hiện thông báo cho chủ sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về thực hiện thông báo cho chủ sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam.
Theo đó, việc thông báo cho chủ sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam thực được hiện như sau:
- Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm:
+ Trường hợp đã xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm: Cảng vụ thông báo ngay cho chủ sở hữu tài sản chìm đắm;
+ Trường hợp không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm:
++ Cảng vụ báo cáo về Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
++ Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện thông báo 03 lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương về việc tìm chủ sở hữu tài sản chìm đắm. Trường hợp tài sản chìm đắm có yếu tố nước ngoài còn phải thông báo bằng tiếng Anh.
- Tài sản chìm đắm còn lại:
+ Trường hợp tài sản chìm đắm có giấy tờ, tài liệu hoặc ký, mã hiệu có thể xác định được tên và địa chỉ chủ sở hữu tài sản chìm đắm: trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho chủ sở hữu tài sản chìm đắm theo địa chỉ đã được tìm thấy;
+ Trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu:
++ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin có tài sản chìm đắm, các cơ quan có thẩm quyền thông báo 03 lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương;
++ Trường hợp tài sản chìm đắm có yếu tố nước ngoài còn phải thông báo bằng tiếng Anh.
++ Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo lần cuối, chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc người đại diện hợp pháp phải liên lạc với cơ quan thông báo để làm thủ tục nhận lại tài sản hoặc thực hiện nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định.
Thực hiện thông báo cho chủ sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu thông báo về việc tìm chủ sở hữu tài sản chìm đắm mới nhất năm 2024?
Thông báo về việc tìm chủ sở hữu tài sản chìm đắm hiện nay được sử dụng theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 05/2017/NĐ-CP.
Tải về Mẫu thông báo về việc tìm chủ sở hữu tài sản chìm đắm mới nhất năm 2024 tại đây.
Thời hạn trình phương án và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm là bao lâu?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về thời hạn trình phương án và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm như sau:
Điều 9. Thời hạn trình phương án và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hạn trình phương án trục vớt tài sản chìm đắm được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm hoặc từ ngày nhận được thông báo theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 8 của Nghị định này, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này về dự kiến thời gian bắt đầu, kết thúc việc trục vớt và trình phương án trục vớt tài sản chìm đắm;
b) Căn cứ tình hình, điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này quy định cụ thể về thời hạn chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải kết thúc hoạt động trục vớt và phê duyệt phương án trục vớt.
2. Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm
a) Chậm nhất 01 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm hoặc từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải trình phương án trục vớt để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chậm nhất 24 giờ đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 2 hoặc 03 ngày đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 kể từ ngày phương án trục vớt tài sản chìm đắm được phê duyệt, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải tiến hành trục vớt tài sản chìm đắm; trường hợp không thể thực hiện được, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải có văn bản báo cáo cơ quan phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và nêu rõ lý do.
Như vậy, thời hạn trình phương án và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm được quy định như sau:
- Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm:
+ Thời hạn trình phương án trục vớt: chậm nhất 01 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm hoặc từ ngày nhận được thông báo;
+ Tiến hành trục vớt tài sản chìm đắm: Chậm nhất 24h đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 2 và 03 ngày đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 tính từ ngày phương án trục vớt tài sản chìm đắm được phê duyệt.
+ Trường hợp không thể thực hiện được, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải có văn bản báo cáo cơ quan phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và nêu rõ lý do.
- Tài sản chìm đắm khác:
+ Thời hạn trình phương án trục vớt tài sản chìm đắm: 30 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm hoặc từ ngày nhận được thông báo;
+ Thời hạn phải kết thúc hoạt động trục vớt và phê duyệt phương án trục vớt: cơ quan có thẩm quyền quy định tùy vào tình hình, điều kiện thực tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?