Tài sản chìm đắm là gì? Trường hợp nào chủ sở hữu tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam?
Tài sản chìm đắm là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về tài sản chìm đắm như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản chìm đắm bao gồm: Tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào bờ biển Việt Nam.
...
Như vậy, tài sản chìm đắm là các loại tài sản bị chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào bờ biển Việt Nam. Tài sản chìm đắm bao gồm tàu thuyền, hàng hóa hay các vật thể khác.
Tài sản chìm đắm là gì? Trường hợp nào chủ sở hữu tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào chủ sở hữu tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về mất quyền sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam như sau:
Điều 6. Mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm
1. Đối với tài sản chìm đắm trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam, chủ sở hữu tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm trong các trường hợp quy định tại Điều 281 của Bộ luật hàng hải Việt Nam. Các Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 284 của Bộ luật hàng hải Việt Nam có trách nhiệm công bố mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm thuộc thẩm quyền xử lý của mình.
...
Dẫn chiếu Điều 281 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về các trường hợp bị mất quyền sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam như sau:
Điều 281. Mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm
1. Chủ sở hữu tài sản mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm trong trường hợp không thông báo hoặc không trục vớt tài sản trong thời hạn quy định tại Điều 278 và Điều 279 của Bộ luật này và tài sản chìm đắm đó đương nhiên trở thành tài sản của Nhà nước Việt Nam.
2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này quyết định việc xử lý tài sản chìm đắm.
3. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm gây nguy hiểm bị mất quyền sở hữu quy định tại khoản 1 Điều này vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử phạt theo quy định của pháp luật.sở hữu tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam.
Như vậy, chủ sở hữu tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam nếu không thông báo hoặc không thực hiện trục vớt tài sản trong thời hạn quy định kể từ ngày tài sản bị chìm đắm. Trong trường hợp này, tài sản chìm đắm đương nhiên trở thành tài sản của Nhà nước Việt Nam.
Chi phí trục vớt tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam do ai chi trả?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về chi phí trục vớt tài sản chìm đắm như sau:
Điều 5. Nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm
1. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm và chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm.
Trường hợp tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác được chuyên chở trên tàu thuyền, chủ tàu thuyền có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu các chi phí liên quan; người quản lý, người khai thác tàu thuyền chịu trách nhiệm liên đới trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc trục vớt tài sản.
...
Như vậy, chủ sở hữu tài sản có nghĩa vụ tổ chức trục vớt và là người chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm trong vùng biển Việt Nam
Trong trường hợp tài sản chìm đắm được chuyên chở trên tàu thuyền thì chủ tàu thuyền có nghĩa vụ tổ chức trục vớt và chịu các chi phí liên quan. Người quản lý, người khai thác tàu thuyền chịu trách nhiệm liên đới và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc trục vớt tài sản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư được ủy quyền ký hợp đồng đặt cọc mua nhà ở hình thành trong tương lai không?
- Từ ngày 01/01/2025, nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?
- Ban hành Kế hoạch Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Kon Tum?
- Tổ chức đảng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức giải tán trong trường hợp nào?