Mẫu bài thi hãy viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách phát triển văn hóa đọc? Cách thức tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc lần 3/2024?
Mẫu bài thi hãy viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách phát triển văn hóa đọc?
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc là hoạt động dành cho các em học sinh, sinh viên trên toàn quốc, khuyến khích việc chia sẻ, lan tỏa niềm yêu thích đọc sách nhằm hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho thế hệ trẻ, từ đó khơi dậy niềm đam mê, thúc đẩy phong trào đọc, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, nâng cao năng lực tiếp cận thông tin, tri thức, khả năng sáng tạo, khơi dậy khát vọng cống hiến, phát triển đất nước, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam.
Có thể tham khảo Mẫu bài thi hãy viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách phát triển văn hóa đọc như sau:
Đề: Anh (chị) viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).
Radio Sách: Âm thanh tri thức cho cộng đồng 1. Giới thiệu: Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đặc biệt là đối với những người dân ở khu vực khó khăn, tôi xin đề xuất sáng kiến "Radio Sách". Sáng kiến này nhằm ứng dụng công nghệ truyền thông, cụ thể là radio, để đưa nội dung sách đến gần với các đối tượng như người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in,... 2. Mục tiêu: - Mở rộng cơ hội tiếp cận tri thức cho người dân thông qua sách. - Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đặc biệt là những đối tượng khó khăn. - Góp phần nâng cao nhận thức và bồi dưỡng tâm hồn cho người nghe. - Xóa bỏ rào cản về địa lý, điều kiện kinh tế và khả năng tiếp cận sách. 3. Đối tượng hưởng lợi: - Người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. - Người dân tộc thiểu số. - Người cao tuổi. - Người khuyết tật chữ in. 4. Nội dung công việc thực hiện: - Sản xuất và phát sóng các chương trình radio về sách: Đọc sách, giới thiệu tóm tắt nội dung, phân tích tác phẩm bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu. - Phỏng vấn tác giả, nhà nghiên cứu, người nổi tiếng về sách. - Chia sẻ cảm nhận, đánh giá về sách. - Tổ chức các cuộc thi, trò chơi về sách thu hút người nghe. - Phát sóng chương trình qua các kênh: Hợp tác với các đài phát thanh địa phương để phát sóng chương trình trên sóng radio. - Phát sóng trực tuyến trên website, fanpage, mạng xã hội của Radio Sách. - Tạo dựng kho sách nói online để người nghe có thể truy cập và nghe sách mọi lúc mọi nơi. - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Giao lưu tác giả, tọa đàm về sách tại các địa phương. - Hội chợ sách, triển lãm sách lưu động. - Câu lạc bộ đọc sách cho các đối tượng hưởng lợi. - Hợp tác và huy động nguồn lực: Hợp tác với các nhà xuất bản, thư viện, trường học để tổ chức các chương trình, hoạt động về sách. - Kêu gọi sự tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ để duy trì hoạt động của Radio Sách. - Đào tạo đội ngũ nhân lực: Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ MC, biên tập viên, kỹ thuật viên có chuyên môn và tâm huyết. - Nâng cao năng lực cho đội ngũ về sản xuất chương trình, sử dụng công nghệ, tổ chức hoạt động ngoại khóa. 5. Dự kiến kết quả đạt được: - Tăng tỷ lệ người dân tiếp cận và hình thành thói quen đọc sách. - Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đọc sách trong cộng đồng. - Đa dạng hóa hình thức tiếp cận sách, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng đối tượng. - Góp phần thu hẹp khoảng cách tiếp cận tri thức giữa các vùng miền, khu vực. - Tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, khuyến khích học tập và phát triển cộng đồng. 6. Minh chứng: Sáng kiến "Radio Sách" đã được áp dụng thành công tại một số địa phương, mang lại kết quả tích cực. Ví dụ: Dự án "Sách cho em" đã triển khai đưa tủ sách, thư viện lưu động đến các trường học vùng sâu vùng xa, kết hợp với các hoạt động đọc sách, chia sẻ để khơi dậy niềm đam mê đọc sách cho trẻ em. Chương trình “Chuyến xe tri thức”, không chỉ dừng bánh lại ở khối trường học mà “chuyến xe” cũng đã đưa sách đến phục vụ người dân ở các thôn, buôn tại các xã vùng sâu, vùng xa như thôn Xí Thoại huyện Đồng Xuân, xã Suối Trai huyện Sơn Hòa xã Xuân Cảnh thị xã Sông Cầu…Bên cạnh đó ”chuyến xe” cũng đã đưa sách về phục vụ cho Người cao tuổi trên địa bàn huyện Phú Hòa nhằm tạo điều kiện cho Người cao tuổi tham gia vào việc đọc sách để sống vui, sống khoẻ, sống có ích và nhân rộng văn hóa đọc trong gia đình, trong cộng đồng dân cư. Kết luận: Radio Sách là một sáng kiến thiết thực và hiệu quả để phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng, đặc biệt là những đối tượng khó khăn. Sáng kiến này cần được nhân rộng và hỗ trợ để mang lại lợi ích cho nhiều người hơn nữa. |
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu bài thi hãy viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách phát triển văn hóa đọc? Cách thức tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc lần 3/2024? (Hình từ Internet)
Cách thức tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc lần 3/2024 cụ thể ra sao?
Tại Mục 2 Công văn 1585/BGDĐT-GDTX năm 2024, cách thức tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc lần 3/2024 cụ thể như sau:
- Tổ chức các hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; chú trọng địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn, nhằm tạo sự hưởng ứng của xã hội một cách sâu rộng, hiệu quả; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và cha mẹ học sinh cũng như các cá nhân, tổ chức quan tâm đến khuyến đọc đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Tổ chức các cuộc thi, hội thi, trò chơi, giao lưu, hội thảo, nói chuyện, tọa đàm tìm hiểu về sách; các cuộc thi đọc sách, thi bình sách; giới thiệu các kỷ lục về sách; trao tặng sách, đấu giá sách; bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành thư viện cho cán bộ thư viện trường học. Phát động phong trào luân chuyển sách, báo, tài liệu và trưng bày, giới thiệu sách; xây dựng các góc đọc, thư viện cùng học; khuyến khích cha mẹ học sinh đồng hành, ủng hộ các phong trào xây dựng tủ sách lớp học trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Tăng cường các hoạt động thư viện trường học, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung như: giới thiệu sách, điểm sách theo chủ đề, trưng bày sách, triển lãm sách, kể chuyện theo sách, vui đọc sách, trò chơi về sách, diễn kịch theo sách, viết bài bình luận, bài thu hoạch, vẽ tranh theo sách, trang trí bìa sách, hóa trang nhân vật yêu thích, thi ảnh góc đọc sách ưa thích, thuyết minh phim,... triển khai có hiệu quả tiết học, tiết đọc thư viện, nhất là đối với cấp tiểu học.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tối ưu hóa nền tảng công nghệ, chuyển đổi số để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thư viện cũng như hoạt động đọc sách của các cơ sở giáo dục và đào tạo; tăng cường sử dụng, khai thác học liệu số, sách báo điện tử, thư viện điện tử, thư viện trực tuyến để đáp ứng nhu cầu của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; tổ chức các hoạt động tư vấn, tập huấn, hướng dẫn các kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng nguồn học liệu số hữu ích, an toàn, đúng quy định của pháp luật.
- Tăng cường tuyên truyền, truyền thông ý nghĩa của việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; ghi nhận, biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong các hoạt động xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, khuyến khích học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập; giới thiệu, nhân rộng các mô hình quản lý, tổ chức các hoạt động thư viện trường học tiêu biểu, điển hình.
Năm 2024, phát triển văn hóa đọc thông qua những hoạt động gì?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Thư viện 2019 quy định về phát triển văn hóa đọc như sau:
Điều 30. Phát triển văn hóa đọc
...
2. Phát triển văn hóa đọc thông qua các hoạt động sau đây:
a) Tổ chức hoạt động hình thành thói quen đọc trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức trong phạm vi cả nước;
...
Theo đó, việc phát triển văn hóa đọc thông qua các hoạt động như sau:
- Tổ chức hoạt động hình thành thói quen đọc trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức trong phạm vi cả nước;
- Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc, khai thác tài nguyên thông tin cho trẻ em tại thư viện cơ sở giáo dục mầm non, thư viện cơ sở giáo dục phổ thông;
- Phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, mở rộng tri thức cho người sử dụng thư viện;
- Đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với thư viện khác trên địa bàn; truy cập và khai thác thông tin, tri thức từ thư viện số dùng chung thông qua thiết bị điện tử; sử dụng dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?