Đáp án đề thi đánh giá năng lực môn Hóa học của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2024 chi tiết?
Đáp án đề thi đánh giá năng lực môn Hóa học của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2024 chi tiết?
Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐHSP Hà Nội vừa được diễn ra vào ngày 11/5/2024 với sự tham gia của 11500 thí sinh trong 08 môn thi gồm môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí.
Đến ngày 12/5/2024, Trường ĐHSP Hà Nội đã công bố đáp án đề thi đánh giá năng lực chính thức trên trang thông tin tuyển sinh để hỗ trợ thí sinh tra cứu đáp án.
Xem chi tiết Đáp án đề thi đánh giá năng lực môn Hóa học của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2024 chính thức tại đây.
Xem chi tiết đề thi đánh giá năng lực môn Hóa học của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2024 tại đây.
Nguồn: Trang Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Đáp án đề thi đánh giá năng lực môn Hóa học của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2024 chi tiết? (Hình từ Internet)
Hiện nay có bao nhiêu hình thức đào tạo để cấp văn bằng đại học?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về các hình thức đào tạo để cấp văn bằng đại học như sau:
Điều 6. Trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học
1. Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
2. Hình thức đào tạo để cấp văn bằng các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa. Việc chuyển đổi giữa các hình thức đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc liên thông.
3. Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức hoạt động giáo dục thường xuyên, cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận phù hợp với ngành, lĩnh vực đào tạo của mỗi cơ sở theo quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
4. Chính phủ quy định trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Như vậy, hiện nay có 03 hình thức đào tạo chính để cấp văn bằng các trình độ đào tạo của giáo dục đại học, bao gồm:
- Đào tạo chính quy;
- Đào tạo vừa làm vừa học;
- Đào tạo từ xa.
Sinh viên học đại học có các nhiệm vụ và quyền nào?
Căn cứ Điều 60 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền của sinh viên đại học như sau:
Điều 60. Nhiệm vụ và quyền của người học
1. Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.
2. Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.
3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
4. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được định hướng nghề nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.
5. Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động vì cộng đồng và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.
6. Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.
7. Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.
8. Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, sinh viên học đại học có các nhiệm vụ và quyền sau:
- Nhiệm vụ của sinh viên đại học:
+ Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.
+ Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học;
+ Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.
+ Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
- Quyền của sinh viên đại học:
+ Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân;
+ Được định hướng nghề nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.
+ Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động vì cộng đồng và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.
+ Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.
+ Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.
- Ngoài ra sinh viên đại học còn có nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?