Đề thi minh họa Đánh giá năng lực năm 2025 Đại học Quốc gia Hà Nội?
Đề thi minh họa Đánh giá năng lực năm 2025 Đại học Quốc gia Hà Nội?
Tải trọn bộ Đề thi minh họa Đánh giá năng lực năm 2025 Đại học Quốc gia Hà Nội:
Với kiến thức bài thi Đánh giá năng lực năm 2025 Đại học Quốc gia Hà Nội phân bổ tương đối như sau:
- Lớp 10 khoảng 10%.
- Lớp 11 khoảng 30%.
- Lớp 12 khoảng 60%.
Riêng chủ đề Vật lí, Sinh học có thể thay đổi trong khoảng ± 5% theo phân bổ chương trình giữa các lớp. Phần thi Tiếng Anh kiến thức trong chương trình lớp 12: khoảng 45%, kiến thức tổng hợp, vận dụng bậc cao trong chương trình: khoảng 15%.
Cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực năm 2025 Đại học Quốc gia Hà Nội như sau:
Phần 1 (Toán học và xử lí số liệu/Tư duy định lượng)
Phần 2 (Văn học - Ngôn ngữ/Tư duy định tính)
Phần 3 (Khoa học hoặc Tiếng Anh)
Đề thi minh họa Đánh giá năng lực năm 2025 Đại học Quốc gia Hà Nội? (Hình từ Internet)
Điều kiện để dự thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, điều kiện để dự thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
(1) Thuộc đối tượng dự thi như sau:
- Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi.
- Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước.
- Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.
- Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.
(2) Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém.
Riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm
(3) Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước.
- Phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém.
- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định.
[4] Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh phải bảo đảm học và thi đạt yêu cầu đủ số lượng các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT
[5] Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.
Đề thi tốt nghiệp THPT phải đáp ứng yêu cầu nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đề thi tốt nghiệp THPT 2024 như sau:
Điều 15. Yêu cầu đối với đề thi
1. Đề thi cho mỗi bài thi/môn thi của kỳ thi phải đạt các yêu cầu dưới đây:
a) Nội dung đề thi đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;
b) Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;
c) Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;
d) Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (mười) đối với toàn bài và cả đối với các môn thi thành phần của các bài thi tổ hợp;
đ) Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề thi.
2. Trong một kỳ thi, mỗi bài thi/môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này; mỗi đề thi có đáp án kèm theo, riêng đề thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi.
Như vậy, theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì đề thi tốt nghiệp THPT cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
- Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm;
- Lời văn, câu chữ phải rõ ràng;
- Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT;
- Bảo đảm phân loại được thí sinh;
- Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi;
- Điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 đối với toàn bài và cả đối với các môn thi thành phần của các bài thi tổ hợp;
- Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên);
- Ghi rõ chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DN mua vé máy bay cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam về phép có tính thuế TNCN khi chi trả hơn 01 lần trong năm không?
- Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
- Hướng dẫn mới của Bộ Y tế về thanh toán tiền khám bệnh BHYT đối với dịch vụ kỹ thuật y tế từ 01/01/2025?
- Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Truyền thống Đoàn - Hội - Đội và Văn hóa vùng đất, con người Sóc Trăng năm 2024?
- Tỷ lệ Chiến sĩ thi đua cơ sở 2024 mới nhất là bao nhiêu?