Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam dưới hình thức nào?
Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam dưới hình thức nào?
Về vấn đề hình thức đầu tư, theo quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020 như sau
Điều 21. Hình thức đầu tư
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
3. Thực hiện dự án đầu tư.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời, căn cứ vào Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
4. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 14 Thông tư 06/2019/TT-NHNN về hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Điều 5. Hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các hình thức sau đây:
1. Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN ngày 26 tháng 6 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
2. Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
3. Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
4. Mua bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam do người cư trú là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam.
5. Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo các quy định của pháp luật về chứng khoán; ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
6. Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
7. Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các hình thức đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
-Góp vốn hoặc mua cổ phần/ phần vốn góp tại doanh nghiệp (không là FDI chưa niêm yết), doanh nghiệp niêm yết (không cần biết tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là bao nhiêu).
-Góp vốn hoặc chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.
-Mua bán trái phiếu/ chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam, hoặc giấy tờ có giá VNĐ do tổ chức Việt Nam phát hành.
-Ủy thác đầu tư bằng VNĐ (thông qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
-Đối với nhà đầu tư nước ngoài không cư trú phải mở tài khoản vốn ĐTGT (IICA) và thực hiện theo Thông tư 05/2014/TT-NHNN chỉ có IICA (VNĐ).
Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam dưới hình thức nào? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư 2020 nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Đảm bảo điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo của Luật Đầu tư 2020.
+ Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020.
+ Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Đầu tư 2020 về các hình thức nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế, bao gồm:
+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần.
+ Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
+ Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp trên.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà đầu tư nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.