Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
Căn cứ Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH về việc ban hành bổ sung thêm danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau:
Theo quy định hiện hành, công việc nấu ăn của nhân viên nuôi dưỡng cho các trường mầm non công lập lại không thuộc đối tượng trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Nghề nấu ăn 100 suất trở lên được coi là nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm khi diễn ra tại "các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể" và trong lĩnh vực du lịch (điều kiện lao động loại IV).
Trong văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết, đây là nội dung trong đơn kiến nghị của nhân viên nuôi dưỡng đang công tác tại các trường mầm non công lập gửi về Tổng Liên đoàn.
Đơn có nêu, các nhân viên nuôi dưỡng phải chuẩn bị từ 300 - 800 suất ăn mỗi ngày, diễn ra trong điều kiện thiếu đảm bảo, tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động như: môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, tư thế làm việc gò bó, thường xuyên làm việc với trang thiết bị dễ gây tai nạn, chịu ảnh hưởng từ các hóa chất tẩy rửa...
Trên cơ sở nghiên cứu đơn phản ánh, các quy định hiện hành, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐ-TB&XH theo thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất, đánh giá, quyết định bổ sung công việc "nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên" thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm? (Hình từ Internet)
Bếp ăn trong trường mầm non có cần giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Như vậy, nếu bếp ăn trong trường mầm non (bếp ăn tập thể) không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm thì không phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Ngành giáo dục mầm non có vị trí và vai trò như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Luật Giáo dục 2019 quy định vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non:
Điều 23. Vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non
1. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
2. Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
Như vậy, ngành giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
Mục tiêu của ngành giáo dục mầm non là phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?