Hướng dẫn quy trình sáp nhập 02 trường mầm non công lập theo quy định hiện nay?
Điều kiện để sáp nhập 02 trường mầm non là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và đặt trụ sở ở nước ngoài.
2. Tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập là việc sắp xếp, kiện toàn lại các đơn vị sự nghiệp công lập dưới các hình thức: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; hoặc điều chỉnh tên gọi, vị trí, chức năng, nhiệm vụ để hình thành đơn vị sự nghiệp công lập mới.
Qua đó, việc sáp nhập 02 trường mầm non công lập là một hình thức tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thì để được sáp nhập 02 trường mầm non thì cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng quy định về số lượng người làm việc tối thiểu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
- Không đáp ứng đủ các tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
- Việc tổ chức lại các đơn vị đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi sáp nhập được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài thì ngoài việc đáp ứng một trong các điều kiện trên còn cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc tổ chức lại và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Hướng dẫn quy trình sáp nhập 02 trường mầm non công lập theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Quy trình sáp nhập 02 trường mầm non thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục giải quyết việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Điều 18. Hồ sơ và trình tự, thủ tục giải quyết việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
[...]
2. Việc lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan; trình tự gửi và tiếp nhận hồ sơ; thẩm định; xử lý hồ sơ và thời hạn giải quyết việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như quy định đối với việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, quy trình sáp nhập 02 trường mầm non là đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được thực hiện giống như với quy trình thành lập trường mầm non là tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập
Theo Điều 4 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về thủ tục thành lập trường mầm non công lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non dân lập, tư thục như sau:
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã gửi 01 bộ hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non;
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non tại hồ sơ; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các điều kiện thành lập; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non và nêu rõ lý do.
Hồ sơ sáp nhập hai trường mầm non công lập gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ sáp nhập hai trường mầm non công lập gồm có:
- Đề án sáp nhập trường mầm non công lập;
- Tờ trình sáp nhập trường mầm non công lập;
- Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định sáp nhập trường mầm non công lập;
Lưu ý: Nội dung bài viết trên áp dụng đối với trường mầm non là đơn vị sự nghiệp công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương thức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?
- Mẫu số 02 đơn tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia hội từ ngày 26/11/2024?
- Cách ghi phiếu đánh giá công chức 2024 chi tiết? Tải phiếu đánh giá công chức ở đâu?
- Hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở tại tỉnh Cà Mau 2024?
- 60 tuổi không có lương hưu được hưởng chính sách gì từ ngày 01/7/2025?