Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh Mục đích công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của giai cấp công nhân được nói tại đâu?

Xin hỏi "Mục đích công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, …". Câu nói này của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đâu? - Câu hỏi của Mạnh Hùng (Bắc Ninh)

Mục đích công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của giai cấp công nhân câu nói này của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đâu?

Trong bài nói chuyện tại Trường cán bộ Công đoàn ngày 19-1-1957, Người nói: “Công đoàn phải tuyên truyền đường lối, chính sách chung của Đảng, vì Đảng mình là Đảng của giai cấp vô sản. Đường lối chung là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được, Đảng mà không có giai cấp công nhân cũng không làm được gì. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc… Mục đích công đoàn là phải cải thiện dần đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân nói chung

Theo đó, "Mục đích công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của giai cấp công nhân …". Câu nói này của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trường Cán bộ Công đoàn ngày 19/1/1957.

Ngoài ra, Bác Hồ đã ký Sắc lệnh ban hành Luật Công đoàn 1957, trong đó chỉ rõ mục đích của tổ chức công đoàn: “Công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân nói chung”.

Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh Mục đích công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của giai cấp công nhân … được nói tại đâu?

Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh Mục đích công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của giai cấp công nhân được nói tại đâu? (Hình từ Internet)

Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có phải là ngày lễ lớn trong nước không?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những ngày lễ lớn trong nước.

Trang phục khi tham dự kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 23 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về trang phục khi tham dự kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:

- Trang phục của thành viên Ban Tổ chức, đại biểu, khách mời và khối quần chúng dự lễ lịch sự, phù hợp theo quy định của Ban Tổ chức.

- Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ mặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.

- Không dùng phù hiệu, “nơ”, hoa cài ngực. Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ đeo huân chương, huy chương. Chỉ sử dụng phù hiệu đối với thành viên Ban Tổ chức.

Dịp kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có thực hiện treo quốc kỳ không?

Tại Tiểu mục A Mục 2 Điều lệ 974-TTg năm 1956 về việc dùng quốc kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Thủ tướng ban hành như sau:

KHI NÀO THÌ TREO QUỐC KỲ
A. Treo riêng quốc kỳ của ta:
1) Quốc kỳ được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn thể khi họp những buổi long trọng.
2) Quốc kỳ chỉ treo ngoài nhà những ngày tết và ngày lễ sau đây:
- Tết Nguyên đán dương lịch,
- Tết Nguyên đán âm lịch,
- Kỷ niệm tổng tuyển cử: 6 tháng 1,
- Ngày Quốc tế lao động: 1 tháng 5,
- Kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19 tháng 5,
- Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám: 19 tháng 8,
- Ngày Quốc Khánh: 2 tháng 9.
Những trường hợp khác cần treo quốc kỳ thì sẽ có thông báo của Chính Phủ, Uỷ ban hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố.
3) Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi có tổ chức mít tinh, biểu tình, động viên quần chúng đông đảo làm các công việc tập thể, như: phát động quần chúng cải cách ruộng đất, phát động thi đua sản xuất, đắp đê, làm đường, chống hạn …
B. Treo quốc kỳ của ta với quốc kỳ các nước khác:
Quốc kỳ của ta cùng treo với quốc kỳ các nước khác trong những trường hợp sau đây:
- Khi kỷ niệm Ngày Quốc Khánh một nước bạn hay một nước ngoài thì treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ của nước đó tại phòng lễ,
- Khi đón tiếp Đoàn đại biểu Chính Phủ một nước khác, thì treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nước đó ở nơi đón (nhà ga, bến tàu…) và nơi Đoàn ở.
Đón các Đoàn thể nhân dân các nước bạn hoặc nước ngoài thì không treo quốc kỳ.

Theo đó, vào kỷ niệm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh ngày 19/5 sẽ thực hiện treo quốc kỳ.

Trân trọng!

Công đoàn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công đoàn
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài lao động tại Việt Nam có đóng đoàn phí cho Công đoàn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công đoàn là gì? Công ty dưới 10 người có bắt buộc phải thành lập công đoàn hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công đoàn phải giúp cho mỗi đoàn viên, người lao động nhận thức sâu sắc hơn về Đảng,... từ đó nâng cao thu nhập, đời sống của mình và gia đình. Câu nói này của ai, trong bối cảnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13 có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đề ra bao nhiêu nhóm chỉ tiêu hàng năm, bao nhiêu nhóm chỉ tiêu nhiệm kỳ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hằng tháng bằng bao nhiêu phần trăm (%) tiền lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ của Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài hát nào được chọn là bài ca truyền thống của Công đoàn Việt Nam hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Tính đến nay, Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh Mục đích công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của giai cấp công nhân được nói tại đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công đoàn
Tạ Thị Thanh Thảo
20,059 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công đoàn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào