Danh mục bệnh truyền nhiễm và đối tượng bắt buộc sử dụng vắc xin từ ngày 01/8/2024?
- Danh mục bệnh truyền nhiễm và đối tượng bắt buộc sử dụng vắc xin từ ngày 01/8/2024?
- Người nào được sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc miễn phí?
- Hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm?
- Cơ sở phòng chống bệnh truyền nhiễm gồm những cơ sở nào?
- Mắc bệnh truyền nhiễm có bắt buộc phải chữa bệnh không?
Danh mục bệnh truyền nhiễm và đối tượng bắt buộc sử dụng vắc xin từ ngày 01/8/2024?
Tại Điều 1 Thông tư 10/2024/TT-BYT có quy định danh mục bệnh truyền nhiễm và đối tượng bắt buộc sử dụng vắc xin như sau:
Người nào được sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc miễn phí?
Tại Điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 có quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc như sau:
Điều 29. Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
1. Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh.
2. Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
3. Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.
4. Miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong các trường hợp sau:
a) Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;
b) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;
c) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, người được sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc được miễn phí bao gồm:
- Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;
- Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;
- Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Danh mục bệnh truyền nhiễm và đối tượng bắt buộc sử dụng vắc xin từ ngày 01/8/2024? (Hình từ Internet)
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm?
Tại Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 có quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống bệnh truyền nhiễm như sau:
- Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
- Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
- Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
- Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
- Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
- Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.
- Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Cơ sở phòng chống bệnh truyền nhiễm gồm những cơ sở nào?
Tại Điều 57 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 có quy định cơ sở phòng, chống bệnh truyền nhiễm như sau:
Điều 57. Cơ sở phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Cơ sở phòng, chống bệnh truyền nhiễm bao gồm:
a) Cơ sở y tế dự phòng;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm gồm có bệnh viện chuyên khoa bệnh truyền nhiễm; khoa truyền nhiễm thuộc bệnh viện đa khoa quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và các cơ sở y tế khác có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm.
2. Bệnh viện đa khoa quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên phải thành lập khoa truyền nhiễm.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vị trí, thiết kế, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị và nhân lực của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm.
Như vậy, cơ sở phòng chống bệnh truyền nhiễm gồm có những cơ sở sau:
- Cơ sở y tế dự phòng;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm gồm có bệnh viện chuyên khoa bệnh truyền nhiễm; khoa truyền nhiễm thuộc bệnh viện đa khoa quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và các cơ sở y tế khác có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm.
Mắc bệnh truyền nhiễm có bắt buộc phải chữa bệnh không?
Tại Điều 82 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về bắt buộc chữa bệnh như sau:
Bắt buộc chữa bệnh
1. Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này bao gồm:
a) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
b) Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
2. Chính phủ quy định về biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, nếu người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A thì bắt buộc phải chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?