Bộ Y tế hướng dẫn 06 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ mới nhất?

Bộ Y tế hướng dẫn 06 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ mới nhất? Các biến chứng thường gặp của bệnh đậu mùa khỉ là gì? Bệnh đậu mùa khỉ được hiểu như thế nào?

Bộ Y tế hướng dẫn 06 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ mới nhất?

Căn cứ tại Mục B Công văn 4849/BYT-DP năm 2024 quy định các biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ như sau:

B. Các biện pháp phòng bệnh
1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.
5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ/mắc bệnh, động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Như vậy, Bộ Y tế hướng dẫn 06 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ như sau:

(1) Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

(2) Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

(3) Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

(4) Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

(5) Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ/mắc bệnh, động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

(6) Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Bộ Y tế hướng dẫn 06 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ mới nhất?

Bộ Y tế hướng dẫn 06 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ mới nhất? (Hình từ Internet)

Các biến chứng thường gặp của bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Căn cứ tại Mục 4 Chương 1 Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 quy định về đại cương bệnh đậu mùa khỉ như sau:

I. ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
[...]
4. Biến chứng
Các biến chứng thường gặp của bệnh ĐMK như nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong), viêm não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực. Đối với các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.
Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 3%-6% trên số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh ĐMK có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Như vậy, Các biến chứng thường gặp của bệnh đậu mùa khỉ như:

- Nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong),

- Viêm não,

- Viêm phế quản phổi,

- Nhiễm trùng giác mạc,

- Mất thị lực.

- Đối với các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.

Lưu ý: Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 3%-6% trên số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Bệnh đậu mùa khỉ được hiểu như thế nào?

Căn cứ tại Mục 1 Chương 1 Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 quy định

I. ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
1. Tổng quan
Bệnh đậu mùa trên khỉ (ĐMK) là một bệnh truyền từ động vật do vi rút ĐMK. Ca bệnh đầu tiên được xác định vào năm 1970 ở bệnh nhi 9 tháng tuổi tại nước Cộng hòa Dân chủ Congo và kể từ đó, hầu hết các trường hợp đã được báo cáo tại các quốc gia Trung và Tây Phi, bao gồm Benin, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Cote d'Ivoire, Liberia, Nigeria, Cộng hòa Congo, Sierra Leone và Nam Sudan. Bệnh thường cư trú gần các khu rừng mưa nhiệt đới và ngày càng xuất hiện nhiều ở các khu vực đô thị.
[...]

Như vậy, bệnh đậu mùa khỉ (bệnh đậu mùa trên khỉ) được hiểu là một bệnh truyền từ động vật do vi rút đậu mùa khỉ.

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bệnh truyền nhiễm
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Y tế hướng dẫn 06 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bệnh truyền nhiễm và đối tượng bắt buộc sử dụng vắc xin từ ngày 01/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Che giấu, không khai báo hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân có bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế phải sử dụng từ ngày 01/08/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị bệnh truyền nhiễm có được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách khám chữa bệnh từ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A có được từ chối chữa bệnh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nào trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh gì? Hướng dẫn cách điều trị bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra?
Hỏi đáp Pháp luật
Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm nào bắt buộc phải chữa bệnh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bệnh truyền nhiễm
Lê Nguyễn Minh Thy
38 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bệnh truyền nhiễm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh truyền nhiễm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào