Viêm gan E lây qua đường nào? Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan E do Bộ Y tế hướng dẫn?

Viêm gan E lây qua đường nào? Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan E do Bộ Y tế hướng dẫn?

Viêm gan E lây qua đường nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút E ban hành kèm theo Quyết định 5450/QĐ-BYT năm 2014 quy định như sau:

I. ĐẠI CƯƠNG
1. Khái niệm:
Viêm gan vi rút E (HEV) là một bệnh lây qua đường tiêu hóa, do vi rút viêm gan vi rút E gây ra. Bệnh có thể gây thành dịch do nhiễm bẩn nguồn nước.
2. Nguyên nhân:
HEV là một vi rút hướng gan, họ Hepeviridae, là một vòng nhỏ RNA đường kính khoảng 34 nanomet, dài khoảng 7,5 kilobases. HEV có 5 genotype (từ 1 đến 5).
3. Tình hình dịch tễ:
HEV hay gặp ở các nước đang phát triển với tỷ lệ từ 0.2 đến 4%, như ở châu Á, Trung Đông và châu Phi, hiếm gặp ở các nước phát triển, tuy nhiên HEV IgG có thể gặp ở trên toàn thế giới.
4. Hậu quả:
Đây thường là một loại bệnh tự khỏi và hầu hết người nhiễm bệnh tự hồi phục mà không để lại biến chứng về lâu dài. Tuy nhiên bệnh có thể trở nên ác tính và nguy hiểm, nhất là khi bệnh nhân đang mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 1- 20%. Bệnh có thể diễn biến mạn tính ở những bệnh nhân ghép tạng, nhiễm HIV, dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Theo đó, bệnh viêm gan E thường lây qua đường tiêu hóa, do vi rút viêm gan vi rút E gây ra.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/14112024/viem-gan-e.jpg

Viêm gan E lây qua đường nào? Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan E do Bộ Y tế hướng dẫn? (Hình từ Internet)

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan E do Bộ Y tế hướng dẫn?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút E ban hành kèm theo Quyết định 5450/QĐ-BYT năm 2014 quy định như sau:

II. CHẨN ĐOÁN
1. Triệu chứng lâm sàng:
Thông thường triệu chứng của bệnh viêm gan vi rút E chỉ rất nhẹ và nhất thời, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần lễ. Triệu chứng chủ yếu là sốt, đau mỏi cơ, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng mắt, vàng da tăng dần. Ở những vùng có dịch tễ lưu hành diễn biến lâm sàng có thể gặp nhũng thể nặng với những biểu hiện của suy gan cấp và có thể tử vong.
2. Cận lâm sàng:
- ALT, AST máu tăng.
- Bilirubin máu tăng.
- IgM anti-HEV (+) ngay khi có triệu chứng và có thể kéo dài đến 6 tháng.
- IgG anti-HEV (+) sau 10-12 ngày khi có biểu hiện bệnh và kéo dài nhiều năm.
- Vi rút viêm gan E có thể hiện diện trong phân của người bị nhiễm bệnh lên đến hai tháng sau khi có biểu hiện lâm sàng.
3. Chẩn đoán xác định:
- Dịch tễ: tiền sử tiếp xúc với thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm hay trực tiếp qua quan hệ tình dục miệng –hậu môn, hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị viêm gan vi rút E.
- Lâm sàng: chán ăn, mệt mỏi, vàng mắt, vàng da.
- Cận lâm sàng: anti HEV IgM (+).
[...]

Như vậy, thông thường triệu chứng của bệnh viêm gan vi rút E chỉ rất nhẹ và nhất thời, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần lễ.

Cụ thể các triệu chứng lâm sàng khi nhiễm bệnh viêm gan E chủ yếu là sốt, đau mỏi cơ, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng mắt, vàng da tăng dần.

Ở những vùng có dịch tễ lưu hành diễn biến lâm sàng có thể gặp nhũng thể nặng với những biểu hiện của suy gan cấp và có thể tử vong.

Các biện pháp phòng bệnh viêm gan E gồm các biện pháp nào?

Căn cứ theo Mục 4 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút E ban hành kèm theo Quyết định 5450/QĐ-BYT năm 2014, các biện pháp phòng bệnh viêm gan E bao gồm tiêm phòng vaccine, vệ sinh cá nhân tốt và vệ sinh môi trường. Cụ thể như sau:

- Tiêm phòng vaccine:

Những người có khả năng trở thành mạn tính nếu họ bị nhiễm HEV (những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu hoặc bệnh gan mãn tính). Liệu trình tiêm vaccine gồm 3 mũi được tiêm vào tháng 0, 1 và tháng thứ 6.

- Phòng bệnh không đặc hiệu

+ Với người bị nhiễm viêm gan vi rút E: bệnh nhân nên rửa tay kỹ trước, sau khi ăn và tiếp xúc với người khác.

+ Với cộng đồng có thể giảm cơ hội bị nhiễm bằng các cách sau:

++ Rửa tay với xà phòng trước khi ăn.

++ Không nên ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín từ các khu vực sông biển bị ô nhiễm …

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bệnh truyền nhiễm
Hỏi đáp Pháp luật
Viêm gan E lây qua đường nào? Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan E do Bộ Y tế hướng dẫn?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ mấy tuổi? Các triệu chứng lâm sàng của bệnh tay chân miệng do Bộ Y tế hướng dẫn?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Y tế hướng dẫn 06 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bệnh truyền nhiễm và đối tượng bắt buộc sử dụng vắc xin từ ngày 01/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Che giấu, không khai báo hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân có bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế phải sử dụng từ ngày 01/08/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị bệnh truyền nhiễm có được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách khám chữa bệnh từ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A có được từ chối chữa bệnh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nào trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bệnh truyền nhiễm
Nguyễn Thị Kim Linh
28 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào