Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất 2024 là bao nhiêu?
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất 2024 là bao nhiêu?
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí, chế độ tử tuất như thế nào?
- Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các trường hợp nào?
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất 2024 là bao nhiêu?
(1) Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất:
Căn cứ khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
...
Theo khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
...
Theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP có quy định mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Theo đó, mức đóng BHXH bắt buộc = 8% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó:
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở = 20 x 1.800.000=36.000.000 đồng/tháng
Như vậy, mức đóng BHXH bắt buộc cao nhất năm 2024 là:
Mức đóng BHXH bắt buộc = 8% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH = 8% x 36.000.000 = 2.880.000 đồng/tháng |
(2) Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất:
Căn cứ khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
...
Theo đó, mức đóng BHXH tự nguyện = 22% x Mức thu nhập tháng đóng BHXH
Trong đó:
Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở = 20*1.800.000 = 36.000.000 đồng/tháng
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất được xác định như sau:
Mức đóng BHXH tự nguyện = 22% x Mức thu nhập tháng đóng BHXH = 22% x 36.000.000 = 7.920.000 đồng/tháng |
Mức đóng bảo hiểm xã hội cao nhất 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí, chế độ tử tuất như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
...
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí, chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Theo Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chế độ hưu trí, chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các trường hợp nào?
Theo Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi:
- Người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian không quá 12 tháng.
Hết thời hạn tạm dừng đóng thì người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.
Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.
Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?