Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có bao nhiêu % số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ?
- Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có bao nhiêu % số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ?
- Đối tượng nào phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì bị phạt bao nhiêu?
Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có bao nhiêu % số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ?
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 1 Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022 quy định mục tiêu như sau:
I. MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Mục tiêu 1: Trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người.
b) Mục tiêu 2: Trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.
c) Mục tiêu 3: Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.
d) Mục tiêu 4: Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
đ) Mục tiêu 5: Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
e) Mục tiêu 6: Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.
g) Mục tiêu 7: Trên 80% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật.
h) Mục tiêu 8: 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Như vậy, Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động.
Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có bao nhiêu % số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:
Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.
Trường hợp có thay đổi về chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động thì phải được huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động.
...
Như vậy, những đối tượng sau phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động:
- Người quản lý phụ trách an toàn vệ sinh lao động
- Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động
- Người làm công tác y tế, an toàn vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất kinh doanh.
Người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:
Điều 25. Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện hoặc sử dụng người lao động không được cấp thẻ an toàn theo quy định của pháp luật làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trước khi bố trí làm công việc này theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người trở lên.
...
Như vậy, mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động như sau:
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người trở lên
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần đối với cá nhân. (Quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?