Chương trình Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 có bao nhiêu % số người làm công tác ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ?

Cho tôi hỏi: Theo Nghị quyết 19 thì chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 đề ra mục tiêu có bao nhiêu % số người làm công tác ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ vậy? Câu hỏi của chị Ý đến từ Bến Tre.

Chương trình Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 có bao nhiêu % số người làm công tác ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ?

Căn cứ theo điểm d Tiểu mục 1 Mục 1 Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022 có quy định như sau:

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Mục tiêu 1: Trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người.
b) Mục tiêu 2: Trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.
c) Mục tiêu 3: Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.
d) Mục tiêu 4: Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
...

Theo đó, Chương trình Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022 đã đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 sẽ có 80% số người làm công tác ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/09052024/an-toan-ve-sinh-lao-dong-nghi-quyet-19.jpg

Chương trình Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 có bao nhiêu phần trăm số người làm công tác ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ? (Hình từ Internet)

Bộ Y tế có vai trò gì trong việc thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết 19?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022, Bộ Y tế có các vai trò sau đây trong việc thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025:

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các nội dung chính sách, pháp luật liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động.

- Hỗ trợ triển khai mẫu các biện pháp chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp thuộc các nhóm bệnh: bệnh bụi phổi nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc nghề nghiệp; bệnh do yếu tố vật lý nghề nghiệp; bệnh da nghề nghiệp và bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp.

- Hỗ trợ áp dụng mẫu các giải pháp nâng cao năng lực quan trắc môi trường lao động đối với yếu tố bụi và hóa chất cho ít nhất 1.000 cán bộ y tế lao động.

- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi và báo cáo kết quả triển khai mục tiêu 2 và 5, trong đó:

+ Mục tiêu 2: Trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.

+ Mục tiêu 5: Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau:

- Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan.

- Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

- Trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

- Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

- Thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động.

- Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.

- Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

- Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

- Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

- Thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.

- Chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động.

- Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Trân trọng!

An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn vệ sinh lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có những nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định, máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 03 đơn đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ kiểm định viên trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động theo Nghị định 04?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nào phải đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về An toàn vệ sinh lao động năm 2024 tỉnh Cà Mau?
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động định kỳ đối với nhân viên làm bộ phận văn phòng, bộ phận bán hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Câu chuyện hay ấn tượng tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động năm 2024? Nhà nước có chính sách gì về an toàn vệ sinh lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài viết trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 chữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 31-CT/TW năm 2024 tập trung bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho những nhóm lao động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn vệ sinh lao động
Nguyễn Thị Kim Linh
1,798 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào