Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trong những trường hợp nào?
- Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trong những trường hợp nào?
- Người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn bị phạt bao nhiêu tiền?
- Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định ai là người có trách nhiệm hướng dẫn việc khám sức khỏe người lao động?
Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về các trường hợp phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động như sau:
Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
...
Như vậy, Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trong các trường hợp sau:
- Khám sức khỏe hằng năm ít nhất một lần cho người lao động;
- Khám sức khỏe định kì ít nhất 06 tháng một lần đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần;
- Khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn;
- Khám sức khỏe sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động như sau:
Điều 22. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
...
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với mỗi người lao động nhưng không quá 75.000.000 đồng, ngoại trừ trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân, đối với tổ chức vi phạm thì áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định ai là người có trách nhiệm hướng dẫn việc khám sức khỏe người lao động?
Căn cứ khoản 4 Điều 85 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm hướng dẫn việc khám sức khỏe người lao động như sau:
Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Y tế
...
4. Hướng dẫn việc khám sức khỏe người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định mức suy giảm khả năng lao động, điều trị, phục hồi chức năng đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý hồ sơ sức khỏe lao động.
...
Như vậy, Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định Bộ trưởng Bộ Y tế là người có trách nhiệm hướng dẫn việc khám sức khỏe người lao động, ngoài ra còn có trách nhiệm hướng dẫn khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định mức suy giảm khả năng lao động, điều trị, phục hồi chức năng đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý hồ sơ sức khỏe lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?