Bãi bỏ việc cổ đông lớn trong ngân hàng thương mại phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần?
Cổ đông lớn là gì?
Căn cứ khoản 18 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định về cổ đông lớn như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
18. Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành.
...
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cổ đông như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
...
Như vậy, cổ đông lớn là cá nhân, tổ chức sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành là công ty cổ phần.
Bãi bỏ việc cổ đông lớn trong ngân hàng thương mại có phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần? (Hình từ Internet)
Bãi bỏ việc cổ đông lớn trong ngân hàng thương mại phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần?
Căn cứ Mục 1 Phần 1 Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 381/QĐ-TTg năm 2024 như sau:
1. Thủ tục hành chính 1: Chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua, bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn của ngân hàng thương mại (mã TTHC: 2.000690)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa
Bãi bỏ việc cổ đông lớn phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần.
Lý do: Giúp cắt giảm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là cổ đông lớn khi thực hiện việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần; đồng thời, nội dung cắt giảm cũng phù hợp với quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 37 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (đã bãi bỏ quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung tên Điều 17; bãi bỏ khoản 1 Điều 17 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định về hồ sơ, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Lộ trình thực hiện: Quý II năm 2024.
Theo đó, quy định về việc cổ đông lớn trong ngân hàng thương mại phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần không còn phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt việc bãi bỏ thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn trong ngân hàng thương mại. Sắp tới, cổ đông lớn trong ngân hàng thương mại sẽ không phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần.
Hoạt động chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn của ngân hàng thương mại có cần Ngân hàng Nhà nước chấp thuận không?
Căn cứ Điều 37 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về những thay đổi cần được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận như sau:
Điều 37. Những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện thủ tục thay đổi một trong những nội dung sau đây:
a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng; tên, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng;
d) Nội dung, thời hạn hoạt động;
đ) Mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua, bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn. Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông, người mua, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục xin chấp thuận đối với nội dung quy định tại điểm này.
Trường hợp mua, bán, nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng phần vốn góp của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, bên mua, nhận chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện đối với chủ sở hữu, thành viên góp vốn quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 29 và khoản 2 Điều 78 của Luật này; thành viên góp vốn phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này;
e) Tạm ngừng giao dịch từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng;
g) Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.
...
Như vậy, hoạt động chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn của ngân hàng thương mại cần phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
Lưu ý: Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, ngoại trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?