Ngày Môi trường thế giới là ngày mấy? Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024 là gì?

Cho tôi hỏi: Ngày Môi trường thế giới là ngày mấy? Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024 là gì? Câu hỏi từ bạn Hoàng Nguyên đến từ thành phố Hà Nội.

Ngày Môi trường thế giới là ngày mấy?

Ngày Môi trường thế giới là ngày bảo vệ môi trường, có tên tiếng Anh là World Environment Day, đây là ngày mà toàn thể người dân trên thế giới cùng tham gia vào các hoạt động khác nhau do UNEP (Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc) tổ chức nhằm bảo vệ và chăm sóc cho môi trường Trái đất.

Ngày 5 tháng 6 năm 1972 được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bình chọn và quyết định giao cho chương trình Môi trường (UNEP) đứng ra tổ chức kỷ niệm.

Từ đó ngày 5 tháng 6 năm 1972 được chọn làm ngày môi trường thế giới và có hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ đã hưởng ứng ngày môi trường thế giới và tham gia vào ngày hội kỷ niệm này.

Ngày Môi trường thế giới là ngày mấy? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?

Ngày Môi trường thế giới là ngày mấy? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường? (Hình từ Internet)

Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024 là gì?

Năm 2024, Liên Hợp Quốc đã đưa ra chủ đề ngày môi trường thế giới năm 2024 là “Đánh Bại Ô Nhiễm Nhựa” (Beat Plastic Pollution) nhằm thúc đẩy con người cân nhắc giảm thiểu rác thải nhựa trong khả năng của mình.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?

Theo quy định tại Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm như sau:

- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.

- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.

- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.

- Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Nguyên tắc bảo vệ môi trường là gì?

Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nguyên tắc bảo vệ môi trường như sau:

- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.

- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

Trân trọng!

Bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo vệ môi trường
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi vứt rác thải xuống ao hồ, kênh rạch, sông suối biển bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các mẫu biểu về báo cáo công tác bảo vệ môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Làng nghề được công nhận cần phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào về bảo vệ môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Phế liệu được hiểu như thế nào? Điều kiện được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài vào Việt Nam cần đáp ứng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỹ thuật hiện có tốt nhất là gì? Xác định kỹ thuật hiện có tốt nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm những tiêu chí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Túi ni lông có phải sản phẩm nhựa sử dụng một lần đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư cơ sở dịch vụ mai táng, hỏa táng hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thực hiện điều chỉnh thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường từ ngày 16/9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào phải ký quỹ bảo vệ môi trường? Thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo vệ môi trường
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
1,230 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào