Có thể nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đồng thời với hồ sơ đăng ký biến động đất đai khi nào?
Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có nêu cụ thể như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi, cập nhật vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và của người khác đối với bên nhận bảo đảm (sau đây gọi là đăng ký).
...
Theo đó, đăng ký biện pháp bảo đảm được hiểu là việc cơ quan đăng ký ghi, cập nhật vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và của người khác đối với bên nhận bảo đảm (sau đây gọi là đăng ký).
Có thể nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đồng thời với hồ sơ đăng ký biến động đất đai khi nào? (Hình từ Internet)
Ai có quyền yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm?
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về người yêu cầu đăng ký, người yêu cầu cung cấp thông tin như sau:
Điều 8. Người yêu cầu đăng ký, người yêu cầu cung cấp thông tin
1. Người yêu cầu đăng ký bao gồm bên nhận bảo đảm, bên bảo đảm; Quản tải viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện việc đăng ký (sau đây gọi là doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản).
2. Người yêu cầu đăng ký trong trường hợp đăng ký thay đổi bao gồm người quy định tại khoản 1 Điều này; bên nhận bảo đảm mới trong trường hợp thay đổi bên nhận bảo đảm; bên kế thừa trong trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại; bên bảo đảm mới trong trường hợp thay đổi bên bảo đảm và có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm, trừ trường hợp bên bảo đảm mới là người thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc là người khác được xác lập quyền theo quy định của luật.
....
Theo đó, thì những người sau đây sẽ có quyền yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, cụ thể:
- Bên nhận bảo đảm
- Bên bảo đảm
- Quản tài viên
- Doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện việc đăng ký.
Có thể nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đồng thời với hồ sơ đăng ký biến động đất đai khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 36. Thay đổi thông tin về bên bảo đảm, thay đổi về tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
1. Người yêu cầu đăng ký có thể nộp đồng thời hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm với hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất hoặc thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trước khi đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp có sự thay đổi thông tin sau đây:
a) Thay đổi về số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, địa chỉ thửa đất không phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận do sắp xếp lại các đơn vị hành chính, dồn điền đổi thửa, đo đạc xác định lại hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất;
b) Thay đổi hiện trạng về loại nhà (hoặc loại công trình xây dựng), tên tòa nhà (hoặc tên công trình xây dựng), số tầng hoặc thông tin về tài sản khác gắn liền với đất dẫn đến không còn phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận;
c) Thay đổi thông tin về tên hoặc họ, tên của bên bảo đảm, bao gồm cả thay đổi do có văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo đó, người yêu cầu đăng ký có thể nộp đồng thời hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm với hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất hoặc thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trước khi đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp có sự thay đổi thông tin, cụ thể:
- Thay đổi về số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, địa chỉ thửa đất không phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận do sắp xếp lại các đơn vị hành chính, dồn điền đổi thửa, đo đạc xác định lại hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất;
- Thay đổi hiện trạng về loại nhà (hoặc loại công trình xây dựng), tên tòa nhà (hoặc tên công trình xây dựng), số tầng hoặc thông tin về tài sản khác gắn liền với đất dẫn đến không còn phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận;
- Thay đổi thông tin về tên hoặc họ, tên của bên bảo đảm, bao gồm cả thay đổi do có văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tổ chức doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển dao có tính sát thương cao phải thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn như thế nào?
- Danh mục bệnh truyền nhiễm phải báo cáo hiện nay theo Thông tư 54?
- Danh sách hội do đảng, nhà nước giao nhiệm vụ từ 26/11/2024?
- Mẫu tờ khai đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử mới nhất 2024?