Tổng hợp Quy hoạch vùng do Thủ tướng phê duyệt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Cho tôi hỏi: Tổng hợp Quy hoạch vùng do Thủ tướng phê duyệt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào? Câu hỏi từ anh Hoàng Thông - Hà Nội.

Tổng hợp Quy hoạch vùng do Thủ tướng phê duyệt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Tổng hợp Quy hoạch vùng do Thủ tướng phê duyệt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

[1] Ngày 04/5/2024, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định 377/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi quy hoạch: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 05 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

[2] Ngày 04/5/2024, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi quy hoạch:

- Vùng đất bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Đà Nẵng và 13 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

- Vùng biển ven bờ của thành phố Đà Nẵng và 13 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

[3] Ngày 04/5/2024, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định 370/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phạm vi quy hoạch:

- Vùng đất bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh và 05 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh.

- Vùng biển ven bờ của Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

[4] Ngày 04/5/2024, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phạm vi quy hoạch:

- Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc bao gồm toàn bộ lãnh thổ đất liền của 14 tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái. Phía Bắc có ranh giới giáp với các địa phương cấp tỉnh là Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc; phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; phía Đông và phía Nam giáp vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

[5] Ngày 04/5/2024, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phạm vi quy hoạch:

- Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm toàn bộ lãnh thổ đất liền, các đảo, quần đảo và không gian biển của 11 tỉnh, thành phố: Thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây, Tây Nam giáp vùng trung du và miền núi phía Bắc; phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

[6] Ngày 04/5/2024, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định 287/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phạm vi quy hoạch:

- Vùng đất bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

- Vùng biển ven bờ của các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Tổng hợp Quy hoạch vùng do Thủ tướng phê duyệt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Tổng hợp Quy hoạch vùng do Thủ tướng phê duyệt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trong thời kỳ quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?

Căn cứ Tiểu mục 4 Mục 2 Quyết định 370/QĐ-TTg năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trong thời kỳ quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

- Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo đột phá nâng cao năng suất dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát triển một số ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại trở thành các động lực tăng trưởng mới như công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip, dịch vụ tài chính (gắn với hình thành trung tâm tài chính quốc tế), logistics.

- Hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng xã hội, hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Giải quyết cơ bản tình trạng tắc nghẽn giao thông, ngập úng và ô nhiễm môi trường. Thúc đẩy phát triển đô thị gắn với định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng (TOD).

- Tập trung phát triển vùng động lực phía Nam (vùng động lực quốc gia) trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Xây dựng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan toả, liên kết vùng đô thị, đủ sức cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế, có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị của khu vực.

- Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế, trong đó ưu tiến hành lang kinh tế Bắc - Nam, hành lang kinh tế Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu và các vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ gắn với đường vành đai 3, vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh; kết nối hiệu quả các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị, trung tâm kinh tế và làm cơ sở để tổ chức lại không gian phát triển vùng.

- Tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng để bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2031 - 2050 trong thời kỳ quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đạt khoảng bao nhiêu?

Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 370/QĐ-TTg năm 2024, có nêu cụ thể như sau:

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ TẦM NHÌN
...
2. Tầm nhìn đến năm 2050
Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có thu nhập cao; có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm hàng đầu của khu vực và thế giới; có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; có chất lượng cuộc sống cao, có trình độ y tế, giáo dục thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á; môi trường sinh thái được bảo vệ, phát triển hiệu quả theo hướng kinh tế xanh, cac-bon thấp; các giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được giữ gìn, phát huy. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng; trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á, nơi tập trung các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới; phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2031 - 2050 đạt khoảng 7,5%/năm, GRDP/người đến năm 2050 đạt khoảng 54.000 USD.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2031 - 2050 đạt khoảng 7,5%/năm, GRDP/người đến năm 2050 đạt khoảng 54.000 USD.

Trân trọng!

Đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đơn vị hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương từ ngày 01/5/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu B03/BCQT báo cáo quyết toán của đơn vị hành chính sự nghiệp mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam phân chia như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phố Hà Nội có diện tích lớn nhất sau sự kiện điều chỉnh địa giới vào năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ đô Hà Nội giáp với những tỉnh nào? Mục tiêu lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành lập thôn mới có phải thông qua Ủy ban thường vụ quốc hội hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban Dân vận Trung ương là cơ quan gì? Vai trò, vị trí của công tác dân vận là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh? Tây Bắc Bộ gồm những tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việt Nam có bao nhiêu huyện đảo? Huyện đảo nào có mật độ dân số lớn nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Vụ thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn vị hành chính
Nguyễn Thị Hiền
244 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đơn vị hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào