Nhân sự của tổ chức chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đáp ứng yêu cầu về năng lực theo TCVN 12851:2019 như thế nào?
- Yêu cầu về nguồn lực của tổ chức thực hiện việc đánh giá và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc theo TCVN 12851:2019 là gì?
- Nhân sự của tổ chức chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đáp ứng yêu cầu về năng lực theo TCVN 12851:2019 như thế nào?
- Chuẩn mực đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc theo TCVN 12851:2019 phải bao gồm nội dung gì?
Yêu cầu về nguồn lực của tổ chức thực hiện việc đánh giá và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc theo TCVN 12851:2019 là gì?
Tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12851:2019 có quy định yêu cầu đối về nguồn lực của tổ chức thực hiện việc đánh giá và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc như sau:
(1) Năng lực của nhân sự
- Các xem xét tổng thể
Tổ chức chứng nhận phải có các quá trình để đảm bảo rằng nhân sự của mình có kiến thức và kỹ năng thích hợp liên quan đến hệ thống truy xuất nguồn gốc và các yêu cầu cụ thể đối với lĩnh vực kỹ thuật của khách hàng.
- Xác định tiêu chí năng lực
Tổ chức chứng nhận phải có quá trình xác định tiêu chí năng lực nhân sự tham gia vào quản lý và thực hiện đánh giá và hoạt động chứng nhận khác.
Phải xác định các tiêu chí năng lực theo những yêu cầu của tiêu chuẩn về hệ thống truy xuất nguồn gốc, cho từng lĩnh vực kỹ thuật và từng chức năng trong quá trình chứng nhận.
Kết quả của quá trình này phải là tiêu chí được lập thành văn bản về kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện một cách hiệu lực các nhiệm vụ đánh giá và chứng nhận cần hoàn thành nhằm đạt được kết quả dự kiến.
Phụ lục A quy định yêu cầu về năng lực đối với nhân sự của tổ chức chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc.
- Quá trình đánh giá năng lực
Tổ chức chứng nhận phải có các quá trình được lập thành văn bản đối với việc đánh giá năng lực ban đầu và việc theo dõi liên tục năng lực cũng như việc thực hiện của mọi cá nhân tham gia vào việc quản lý, thực hiện đánh giá và các hoạt động chứng nhận khác, theo các tiêu chí năng lực xác định.
Tổ chức chứng nhận phải chứng tỏ rằng phương pháp đánh giá năng lực của mình là có hiệu lực. Kết quả của các quá trình này phải được sử dụng để nhận biết nhân sự chứng tỏ được năng lực cần thiết đối với các chức năng khác nhau của quá trình đánh giá và chứng nhận. Năng lực phải được chứng tỏ trước khi cá nhân đảm nhận trách nhiệm thực hiện hoạt động của mình trong phạm vi của tổ chức chứng nhận.
- Các xem xét khác
Tổ chức chứng nhận phải tiếp cận được với các kiến thức chuyên môn kỹ thuật cần thiết để hỗ trợ cho những vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động chứng nhận trong các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau và các khu vực địa lý tổ chức hoạt động. Những kiến thức này này có thể có từ bên ngoài hoặc bởi chính nhân sự của tổ chức chứng nhận.
(2) Nhân sự tham gia vào hoạt động chứng nhận
Áp dụng các yêu cầu của Điều 7.2, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015.
(3) Sử dụng chuyên gia đánh giá và chuyên gia kỹ thuật bên ngoài với tư cách cá nhân
Áp dụng các yêu cầu của Điều 7.3, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015.
(4) Hồ sơ nhân sự
Áp dụng các yêu cầu của Điều 7.4, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015.
(5) Thuê ngoài
Áp dụng các yêu cầu của Điều 7.5, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015.
Nhân sự của tổ chức chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đáp ứng yêu cầu về năng lực theo TCVN 12851:2019 như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhân sự của tổ chức chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đáp ứng yêu cầu về năng lực theo TCVN 12851:2019 như thế nào?
Tại Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12851:2019 có quy định yêu cầu về năng lực đối với nhân sự của tổ chức chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc như sau:
Yêu cầu chung
Tất cả nhân sự tham gia vào hoạt động đánh giá và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có trình độ về năng lực bao gồm các năng lực chung được quy định trong Phụ lục A, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).
Yêu cầu cụ thể đối với chuyên gia đánh giá
Chuyên gia đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chí năng lực như nêu trong Bảng sau:
Chuẩn mực đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc theo TCVN 12851:2019 phải bao gồm nội dung gì?
Tại Tiểu mục 9.2 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12851:2019 có quy định về quá trình như sau:
9 Yêu cầu về quá trình
...
9.2 Hoạch định đánh giá
9.2.1 Xác định mục tiêu, phạm vi và chuẩn mực đánh giá
9.2.1.1 Tổ chức chứng nhận phải xác định các mục tiêu đánh giá, thiết lập phạm vi và chuẩn mực đánh giá, gồm cả mọi thay đổi, sau khi trao đổi với khách hàng.
9.2.1.2 Mục tiêu đánh giá phải mô tả những việc cần đạt được trong cuộc đánh giá và phải bao gồm việc:
a) xác định sự phù hợp của một phần hay toàn bộ hệ thống truy xuất nguồn gốc của khách hàng với chuẩn mực đánh giá;
b) xác định khả năng của hệ thống truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo tổ chức khách hàng đáp ứng các yêu cầu luật định, chế định và hợp đồng thích hợp;
CHÚ THÍCH: Đánh giá chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc không phải là đánh giá sự tuân thủ pháp lý.
c) xác định hiệu lực của hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo khách hàng có thể mong đợi một cách hợp lý việc đạt được các mục tiêu xác định của mình;
d) khi thích hợp, nhận biết các khu vực có tiềm năng cải tiến của hệ thống truy xuất nguồn gốc.
9.2.1.3 Phạm vi đánh giá phải quy định mức độ và các ranh giới đánh giá, như là các địa điểm, các đơn vị của tổ chức, các hoạt động và quá trình được đánh giá. Nếu quá trình chứng nhận lần đầu hoặc chứng nhận lại gồm nhiều hơn một cuộc đánh giá (ví dụ đánh giá ở các địa điểm khác nhau), thì phạm vi của các đánh giá riêng lẻ có thể không bao trùm toàn bộ phạm vi chứng nhận, tuy nhiên toàn bộ các đánh giá phải nhất quán với phạm vi trong tài liệu chứng nhận.
9.2.1.4 Chuẩn mực đánh giá phải được dùng làm chuẩn xác định sự phù hợp và phải bao gồm:
- yêu cầu của tiêu chuẩn về hệ thống truy xuất nguồn gốc;
- yêu cầu của các tiêu chuẩn khác về truy xuất nguồn gốc liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật và phạm vi chứng nhận;
- các quy định, quá trình và tài liệu của hệ thống truy xuất nguồn gốc do khách hàng xây dựng.
Như vậy, chuẩn mực đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc phải bao gồm các nội dung sau:
- Yêu cầu của tiêu chuẩn về hệ thống truy xuất nguồn gốc;
- Yêu cầu của các tiêu chuẩn khác về truy xuất nguồn gốc liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật và phạm vi chứng nhận;
- Các quy định, quá trình và tài liệu của hệ thống truy xuất nguồn gốc do khách hàng xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?