Thành phố Hà Nội có diện tích lớn nhất sau sự kiện điều chỉnh địa giới vào năm nào?

Thành phố Hà Nội có diện tích lớn nhất sau sự kiện điều chỉnh địa giới vào năm nào? Mục tiêu lập quy hoạch Thành phố Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?

Thành phố Hà Nội có diện tích lớn nhất sau sự kiện điều chỉnh địa giới vào năm nào?

Thành phố Hà Nội đã có bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính lớn: 1961, 1978, 1991 và 2008; trong đó có ba lần mở rộng địa giới hành chính vào các năm 1961, 1978 và 2008; một lần thu hẹp vào năm 1991.

Năm

Diện tích (Km2)

Năm 1961

586,2

Năm 1978

2.123

Năm 1991

921,8

Năm 2008

3.344,7

Như vậy, tính đến năm 2024 Thành phố Hà Nội có diện tích lớn nhất sau sự kiện điều chỉnh địa giới vào năm 2008.

Cụ thể theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 thì sau khi điều chỉnh địa giới hành chính vào năm 2008 thì Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 334.470,02 ha.

Bao gồm diện tích tự nhiên và dân số hiện tại của các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Mê Linh, các thành phố Hà Đông, Sơn Tây và các xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.

Thành phố Hà Nội có diện tích lớn nhất sau sự kiện điều chỉnh địa giới vào năm nào?

Thành phố Hà Nội có diện tích lớn nhất sau sự kiện điều chỉnh địa giới vào năm nào? (Hình từ Internet)

Mục tiêu lập quy hoạch Thành phố Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?

Tại Tiểu mục 2 Mục 2 Điều 1 Quyết định 313/QĐ-TTg năm 2022 có quy định cụ thể mục tiêu lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

- Là căn cứ khoa học và công cụ pháp lý quan trọng để chính quyền các cấp của Thủ đô Hà Nội sử dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất công tác quản lý nhà nước và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển;

- Là cơ sở để xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, đảm bảo tính khách quan, khoa học; tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch Thủ đô nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

- Đề xuất được phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn; lựa chọn được các phương án tổ chức, phát triển hoạt động kinh tế - xã hội có hiệu quả,

- Là cơ sở cho việc đề xuất: Phương án tổ chức không gian chung, hệ thống kết cấu hạ tầng, hệ thống đô thị, nông thôn, các khu chức năng có vai trò động lực;

Phương án tổ chức phát triển mạng lưới và không gian cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu... và giải pháp bố trí không gian phát triển hợp lý nhằm giải quyết các xung đột về không gian trên địa bàn Thủ đô cho các nhu cầu phát triển trong tương lai trên cơ sở huy động hiệu quả các điều kiện bên trong và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài,

- Làm căn cứ và định hướng để lập quy hoạch đô thị, nông thôn nhằm đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch.

Xây dựng được phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện đáp ứng cao nhất nhu cầu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của từng khu vực và khả năng kết nối đồng bộ, tổng thể trong vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng, cũng như vị thế là trung tâm đầu não của cả nước.

- Xây dựng được hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quy hoạch thống nhất hệ thống thông tin quốc gia về quy hoạch đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển của thành phố, vùng và quốc gia.

Là căn cứ để các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân đầu tư, kinh doanh, sinh sống và làm việc có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch của Thành phố.

Nguyên tắc lập quy hoạch Thành phố Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?

Tại Tiểu mục 3 Mục 2 Điều 1 Quyết định 313/QĐ-TTg năm 2022 quy định nguyên tắc lập quy hoạch Thành phố Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

- Đảm bảo sự tuân thủ, bám sát các quy trình, nội dung, nguyên tắc theo Luật Quy hoạch 2017, Nghị định, các Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch 2017.

- Đảm bảo tính thống nhất, tổng thể, đồng bộ và hệ thống giữa quy hoạch Thủ đô với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và đảm bảo sự kết hợp hiệu quả giữa quản lý ngành/lĩnh vực với quản lý lãnh thổ, bảo vệ môi trường và quốc phòng - an ninh; các phân tích, đánh giá và định hướng phát triển được dựa trên mối quan hệ tổng thể, có tính hệ thống, tính kết nối liên ngành, liên tỉnh và liên vùng, đảm bảo tính liên kết không gian, thời gian trong quá trình lựa chọn các công cụ.

- Đảm bảo tính khả thi trong triển khai, phù hợp với khả năng thực tế và nguồn lực thực hiện của Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030 và khả năng huy động nguồn lực trong tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng các phương án, định hướng phát triển phù hợp với xu thế phát triển và vận động của bối cảnh trong và ngoài nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

- Đảm bảo phát huy được vai trò vị thế và tiềm năng của Hà Nội là Thủ đô của cả nước, trung tâm kinh tế chính trị hàng đầu của quốc gia và khu vực.

- Đảm bảo tính khoa học, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Có không gian, nguồn lực và các chính sách phản ứng nhanh khi có sự cố (thiên tai, dịch bệnh, sự cố có tính thảm họa,...) xảy ra;

- Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.

Đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đơn vị hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Chức năng của huyện lị theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4448:1987?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ gồm những ai? Mục đích thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào? Quân nhân chuyên nghiệp đóng quân trên huyện đảo Trường Sa được nghỉ phép hằng năm thêm bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương từ ngày 01/5/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu B03/BCQT báo cáo quyết toán của đơn vị hành chính sự nghiệp mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam phân chia như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phố Hà Nội có diện tích lớn nhất sau sự kiện điều chỉnh địa giới vào năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ đô Hà Nội giáp với những tỉnh nào? Mục tiêu lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành lập thôn mới có phải thông qua Ủy ban thường vụ quốc hội hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban Dân vận Trung ương là cơ quan gì? Vai trò, vị trí của công tác dân vận là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn vị hành chính
Tạ Thị Thanh Thảo
850 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đơn vị hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào