Văn bản hành chính là gì? Tổng hợp 29 loại văn bản hành chính theo quy định hiện nay?
Văn bản hành chính là gì? Tổng hợp 29 loại văn bản hành chính theo quy định hiện nay?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. “Văn bản hành chính” là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
...
Theo quy định trên, văn bản hành chính là loại văn bản được hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hành chính, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
Văn bản hành chính đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà nước, thực hiện chức năng của các cơ quan, tổ chức. Việc lập và sử dụng văn bản hành chính phải tuân theo quy định của pháp luật về văn bản hành chính.
Tại Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định 29 loại văn bản hành chính, bao gồm:
[1] Nghị quyết (cá biệt)
[2] Quyết định (cá biệt)
[3] Chỉ thị
[4] Quy chế
[5] Quy định
[6] Thông cáo
[7] Thông báo
[8] Hướng dẫn
[9] Chương trình
[10] Kế hoạch
[11] Phương án
[12] Đề án
[13] Dự án
[14] Báo cáo
[15] Biên bản
[16] Tờ trình
[17] Hợp đồng
[18] Công văn
[19] Công điện
[20] Bản ghi nhớ
[21] Bản thỏa thuận
[22] Giấy ủy quyền
[23] Giấy mời
[24] Giấy giới thiệu
[25] Giấy nghỉ phép
[26] Phiếu gửi
[27] Phiếu chuyển
[28] Phiếu báo
[29] Thư công
Văn bản hành chính là gì? Tổng hợp 29 loại văn bản hành chính theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Tên cơ quan, tổ chức trong văn bản hành chính được viết hoa như thế nào?
Căn cứ Phụ lục 2 Viết hoa trong văn bản hành chính ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định trường hợp viết hoa tên cơ quan, tổ chức trong văn bản hành chính như sau:
[1] Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam
- Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Ví dụ: Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Tài chính,...
- Trường hợp viết hoa đặc biệt: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng,...
[2] Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài
- Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam.
Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO),...
- Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh.
Ví dụ: WTO, UNDP, UNESCO, ASEAN,...
Văn bản hành chính có các hình thức bản sao nào?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định các hình thức bản sao:
Điều 25. Các hình thức bản sao
1. Sao y gồm: Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy, sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.
a) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy.
b) Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.
c) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức.
2. Sao lục
a) Sao lục gồm: Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
b) Sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y.
...
Như vậy, văn bản hành chính có các hình thức bản sao sau:
[1] Sao y
- Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy.
- Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.
- Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức.
[2] Sao lục
- Sao lục gồm:
+ Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy;
+ Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử;
+ Sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
- Sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y.
[3] Trích sao
- Trích sao gồm:
+ Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy;
+ Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử;
+ Trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử;
+ Trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
- Bản trích sao được thực hiện bằng việc tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Hà Nam có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hà Nam giáp tỉnh nào?
- Tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay là gì? Tật khúc xạ ở trẻ em thường là do đâu?
- Mẫu Thông báo Phòng chống dịch đau mắt đỏ dành cho trường mầm non mới nhất năm 2024?
- Tết tây 2025 có bắn pháo hoa không? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa vào Tết tây 2025?
- Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là ngày bao nhiêu?