Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học là ngày mấy? Nhà nước có chính sách gì cho việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học?

Cho tôi hỏi: Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học là ngày mấy? Nhà nước có chính sách gì cho việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học? (Câu hỏi từ anh Trung, Phú Yên).

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học là ngày mấy?

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học theo Liên Hợp Quốc - International Day for Biological Diversity hay còn gọi là ngày Quốc tế Đa dạng sinh học được tổ chức vào ngày 22/05 hàng năm nhằm để kỷ niệm ngày Công ước về Đa dạng sinh học được thông qua ở Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển. Bên cạnh đó, mục đích tiếp theo là để xúc tiến các vấn đề đa dạng sinh học toàn cầu.

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học là ngày mấy? Nhà nước có chính sách gì cho việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học?

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học là ngày mấy? Nhà nước có chính sách gì cho việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học? (Hình từ Internet)

Bảo tồn đa dạng sinh học là gì?

Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo tồn đa dạng sinh học 2008 quy định về bảo tồn đa dạng sinh học như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
...

Như vậy, bảo tồn đa dạng sinh học là các hoạt động sau:

- Bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện;

- Bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;

- Nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

Nhà nước có chính sách gì cho việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học?

Tại Điều 5 Luật Bảo tồn đa dạng sinh học 2008 quy định về chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học như sau:

- Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen.

- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước; bảo đảm sự tham gia của nhân dân địa phương trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

- Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học.

- Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn.

- Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

Những hành vi nào bị cấm về đa dạng sinh học?

Tại Điều 7 Luật Bảo tồn đa dạng sinh học 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học như sau:

- Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.

- Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.

- Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.

- Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.

- Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.

- Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.

Trân trọng!

Bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo vệ môi trường
Hỏi đáp Pháp luật
Trái phiếu xanh là gì? Điều kiện và điều khoản của trái phiếu xanh được quy định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp chuyển nhượng chứng chỉ REC có cần phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm sử dụng rừng là gì? Ai có thẩm quyền quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng?
Hỏi đáp Pháp luật
Chức năng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ Trái Đất được tổ chức lần đầu tiên ở quốc gia nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan trắc nước thải là gì? Quy định về tần suất quan trắc nước thải định kỳ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính ngành Công thương áp dụng từ ngày 11/02/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quỹ Bảo vệ môi trường là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu kinh tế mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ các-bon theo Chỉ thị 13?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo vệ môi trường
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
164 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo vệ môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào