Hướng dẫn chi tiết nhập đánh giá giáo viên phổ thông trên TEMIS cập nhật mới nhất 2024?
Hướng dẫn chi tiết nhập đánh giá giáo viên phổ thông trên TEMIS cập nhật mới nhất 2024?
Có thể tham khảo cách nhập đánh giá giáo viên phổ thông trên TEMIS cập nhật mới nhất 2024 như sau:
Đầu tiên, truy cập vào Hệ thống quản lý bồi dưỡng TEMIS, rồi đăng nhập bằng tài khoản của Chương trình tập huấn và bồi dưỡng giáo viên (taphuan.csdl.edu.vn). Sau đó thực hiện như sau:
Bước 1: Đối với menu dành cho giáo viên bao gồm Tổng quan, Tài liệu minh chứng, Tự đánh giá, Đánh giá của đồng nghiệp, Đánh giá của thủ trưởng. Lúc này nhấn vào mục Tự đánh giá, check vào các mục tương đương với các tiêu chí mà thầy cô tự đánh giá mình.
Bước 2: Nếu cần nhập minh chứng cho tiêu chí thì nhấn vào biểu tượng dấu + màu đỏ ở cột cuối để mở cửa sổ nhập minh chứng, rồi nhập Tên minh chứng, Mô tả chi tiết, nếu có tài liệu để chứng minh thì chọn hoặc kéo thả vào mục Tệp đính kèm. Lưu lại bằng cách nhấn vào nút "+ Tạo mới". Thầy cô có thể tạo nhiều minh chứng nếu cần.
Bước 3: Sau khi đóng cửa sổ tạo minh chứng, có thể chọn các minh chứng cho tiêu chí của mình và nhấn nút "Chọn ... tài liệu minh chứng".
Bước 4: Sau khi nhập xong nhấn nút "Lưu và chưa gởi đi" nếu muốn chỉnh sửa tiếp và không gửi lên cấp trên, kết quả này vẫn chưa cập nhật cho tổ trưởng, coi như thầy cô chưa đánh giá. Còn nhấn nút "Lưu và gởi đi" tức là đã hoàn thành tự đánh giá và gửi lên cấp trên, lúc này tổ trưởng sẽ thấy được kết quả tự đánh giá của thầy cô.
Bước 5: Kết quả tự đánh giá sẽ hiện ra sau khi thầy cô lưu lại, có thể nhấn nút "Xuất excel BM1/PL2" để in biên bản tự đánh giá của mình.
Hướng dẫn chi tiết nhập đánh giá giáo viên phổ thông trên TEMIS cập nhật mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Có các hình thức bồi dưỡng giáo viên phổ thông nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Luật Viên chức 2010 quy định có 03 hình thức bồi dưỡng giáo viên phổ thông, bao gồm:
Điều 33. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức
1. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
2. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm:
a) Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý;
b) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;
c) Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
Theo đó, có 03 hình thức bồi dưỡng giáo viên phổ thông, bao gồm:
- Bồi dưỡng giáo viên theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý;
- Bồi dưỡng giáo viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;
- Bồi dưỡng giáo viên nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 74 Luật Giáo dục 2019 quy định về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục như sau:
Điều 74. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
...
Theo đó, cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
- Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
- Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
- Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?