Đáp án trắc nghiệm cuộc thi Giấc mơ xanh 2024 về bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu?

Xin hỏi đáp án trắc nghiệm cuộc thi Giấc mơ xanh 2024 về bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu như thế nào? - Câu hỏi của Thanh Tú (Trà Vinh)

Đáp án trắc nghiệm cuộc thi Giấc mơ xanh 2024?

Cuộc thi về bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu Giấc mơ xanh 2024 được tổ chức với mục đích:

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.

- Hướng tới thay đổi ý thức, thái độ cho cộng đồng về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.

- Tôn vinh những tập thể, cá nhân có đóng góp thiết thực và truyền cảm hứng tới cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.

Cuộc thi về bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu Giấc mơ xanh 2024 được tổ chức dưới 4 hình thức gồm: Thi Viết, Thi Trắc nghiệm, Ảnh và Video.

Về phần thi trắc nghiệm, người dự thi điền thông tin cá nhân, hoàn thành bảng câu hỏi trắc nghiệm google form Giấc mơ xanh 2024 do Ban Tổ chức Cuộc thi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Cuộc thi. Hoặc Người dự thi tải bảng câu hỏi trắc nghiệm google form do Ban Tổ chức Cuộc thi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Cuộc thi, hoàn thiện bài thi, gửi về địa chỉ Báo Tiền Phong. Bì thư đề rõ: Bài dự thi trắc nghiệm bảo vệ môi trường. Thời hạn cuối nhận bài: Ngày 30/11/2024, tính theo dấu Bưu điện.

Dưới đây là Đáp án thi trắc nghiệm cuộc thi Giấc mơ xanh 2024:

Câu hỏi 1: Theo hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác tại nguồn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất thải rắn sinh hoạt được phân làm mấy loại?

a) 3 loại gồm: chất thải tái chế, chất thải thực phẩm và chất thải khác

b) 4 loại gồm: chất thải tái chế, chất thải thực phẩm, chất thải nguy hại và chất thải khác

c) 2 loại gồm: chất thải tái chế và chất thải không tái chế

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020

Câu hỏi 2: Những loại chất thải rắn sinh hoạt nào sau đây có thể tái chế được?

a) Giấy thải, nhựa thải, kim loại thải

b) Giấy thải, nhựa thải, kim loại thải, thuỷ tinh thải

c) Giấy thải, vải, đồ da, đồ gỗ, cao su, thiết bị điện tử thải bỏ

d) Tất cả các đáp án trên

Câu hỏi 3: Chất thải nguy hại gồm những loại gì?

a) Bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, axit thải, dung môi thải, kiềm thải, dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại, bình gas mini từ hoạt động sinh hoạt; Sơn, mực, chất kết dính (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất); Găng tay, giẻ lau dính dầu, hóa chất; Kim tiêm, khẩu trang, bông băng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh

b) Các loại bóng đèn huỳnh quang thải; thủy tinh hoạt tính thải; nhiệt kế chứa thuỷ ngân thải.

c) Các loại pin, ắc quy thải.

d) Tất cả các loại trên

Căn cứ pháp lý: Mục C Mẫu số 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 3323/QĐ-BTNMT năm 2022

Câu hỏi 4: Chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam (VN AQI) được phân làm mấy loại?

a) 4 loại gồm xanh, vàng, đỏ, nâu

b) 5 loại gồm xanh, vàng, đỏ, tím, nâu

c) 6 loại gồm xanh, vàng, cam, đỏ, tím, nâu

d) 7 loại gồm xanh, vàng, cam, hồng, đỏ, tím, nâu

Căn cứ pháp lý: Quyết định 1459/QĐ-TCMT năm 2019

Câu hỏi 5: Các màu sắc nào sau đây được biểu thị cho chất lượng môi trường không khí ô nhiễm?

a) Cam, đỏ, tím, nâu

b) Xanh, cam, tím, nâu

c) Vàng, đỏ, tím, nâu

d) Vàng, cam, đỏ, tím

Căn cứ pháp lý: Quyết định 1459/QĐ-TCMT năm 2019

Câu hỏi 6: Mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất được quy định bằng màu gì?

a) Đỏ

b) Nâu

c) Cam

d) Tím

Căn cứ pháp lý: Quyết định 1459/QĐ-TCMT năm 2019

Câu hỏi 7: Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, vào những ngày môi trường không khí bị ô nhiễm ở mức đỏ cần làm gì?

a) Hạn chế hoạt động ngoài trời, hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực bị ô nhiễm không khí.

b) Đeo khẩu trang khi ra ngoài

c) Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

d) Tất cả các biện pháp trên.

Câu hỏi 8: Ngày Môi trường thế giới hàng năm tổ chức vào ngày nào?

a) Ngày 4/6

b) Ngày 5/6

c) Ngày 6/6

d) Ngày 7/6

Câu hỏi 9: Chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới năm 2024 là gì?

a) Phục hồi hệ sinh thái

b) Chỉ một trái đất

c) Giải pháp cho ô nhiễm nhựa

d) Phục hồi đất, sa mạc hoá và chống chịu hạn hán

Câu 10: Sự kiện Giờ Trái Đất được tổ chức vào thời gian nào trong năm

a) Ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 2

b) Ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3

c) Ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 4

d) Ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 5

Câu hỏi 11: Chủ đề sự kiện Giờ Trái Đất 2024 là gì?

a) Kiến tạo tương lai, bây giờ hoặc không bao giờ

b) Tiết kiệm điện – thành thói quen

c) Lên tiếng vì thiên nhiên

d) Giảm dấu chân Carbon – hướng tới Net Zero

Căn cứ pháp lý: Công văn 1221/BTNMT-TTTT hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024

Câu hỏi 12: Hoạt động chính trong sự kiện Giờ Trái Đất là gì?

a) Tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ đồng hồ

b) Tổ chức nhặt rác, dọn dẹp vệ sinh môi trường sống

c) Tổ chức các hoạt động trồng cây

d) Tổ chức hoạt động đổi giấy vụn lấy cây xanh

Câu hỏi 13: Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do quốc gia nào khởi xướng?

a) Hoa Kỳ

b) Đức

c) Nhật

d) Australia

Câu hỏi 14: Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn được tổ chức định kỳ vào thời gian nào trong năm?

a) Định kỳ vào tuần thứ ba của tháng 6 hằng năm

b) Định kỳ vào tuần thứ ba của tháng 8 hằng năm

c) Định kỳ vào tuần thứ ba của tháng 9 hằng năm

d) Định kỳ vào tuần thứ ba của tháng 10 hằng năm

Câu hỏi 15: Các hoạt động chính trong Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn tại Việt Nam gồm:

a) Ra quân làm vệ sinh môi trường

b) Tổ chức các hoạt động trồng cây

c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong việc bảo vệ, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường

d) Tất cả các hoạt động trên.

Đáp án thi trắc nghiệm cuộc thi Giấc mơ xanh 2024?

Đáp án trắc nghiệm cuộc thi Giấc mơ xanh 2024 về bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu? (Hình từ Internet)

Hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường như sau:

Điều 26. Vi phạm về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
...

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 6. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo đó, hộ gia đình, cá nhân có hành vi không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại thực hiện quản lý như thế nào?

Theo khoản 4 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại thực hiện quản lý như sau:

- Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải thực phẩm không làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào