Hướng dẫn ghi và tô phiếu trả lời trắc nghiệm thi đánh giá năng lực năm 2024?

Cho tôi hỏi: Cách ghi và tô phiếu trả lời trắc nghiệm thi đánh giá năng lực năm 2024 cụ thể như thế nào? Câu hỏi từ anh Quý - Hà Nội

Hướng dẫn ghi và tô phiếu trả lời trắc nghiệm thi đánh giá năng lực 2024?

Hướng dẫn ghi và tô phiếu trả lời trắc nghiệm thi đánh giá năng lực 2024 như sau:

Việc chấm bài thi trắc nghiệm sẽ được thực hiện bằng máy chấm. Việc mắc lỗi có thể khiến thí sinh bị mất điểm đáng tiếc, thậm chí bị hủy bài thi. Vì thế, thí sinh cần đọc kĩ và thực hiện nghiêm hướng dẫn dưới đây:

[1] Ngoài những vật dụng được mang vào phòng thi theo quy định, để làm phần thi trắc nghiệm của bài thi ĐGNL, thí sinh cần mang theo bút chì đen, loại mềm (2B,...,6B), dụng cụ gọt bút chì, tẩy chì, bút mực hoặc bút bi (mực khác màu đỏ). Nên mang theo đồng hồ đeo tay hoặc để bàn (không mang đồng hồ thông minh) để theo dõi giờ làm bài.

[2] Ngay sau khi nhận được Phiếu TLTN, thí sinh dùng bút mực hoặc bút bi điền đầy đủ bằng chữ vào các mục thông tin để trống từ số 1 đến số 6.

Tại Mục 7. Số báo danh, ghi đầy đủ 6 chữ số cuối của số báo danh (kể cả chữ số 0). Ví dụ, thí sinh có số báo danh là SPH001234 thì ghi 6 chữ số là: 001234.

Sau đó, chỉ dùng bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô tròn có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột (như minh họa dưới đây).

[3] Khi nhận được đề thi, thí sinh ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Phải kiểm tra để đảm bảo rằng: nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi (ở cuối trang). Nếu có những chi tiết bất thường, thí sinh phải báo ngay cho giám thị để xử lý.

Đề thi có mã số riêng. Thí sinh xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay 03 chữ số của mã đề thi vào 03 ô vuông nhỏ tại Mục 8. Mã đề thi. Sau đó chỉ dùng bút chì lần lượt theo từng cột tô kín ô tròn có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột (như ví dụ trên ảnh chụp).

[4] Đối với mỗi câu trắc nghiệm, thí sinh chọn và tô kín 01 ô tròn tương ứng với một phương án trả lời mà thí sinh cho là đúng. Thí sinh cần đọc kỹ nội dung câu hỏi. Phải đọc cả phần dẫn và bốn phương án trả lời A, B, C, D để chọn phương án đúng (A hoặc B, C, D) và chỉ dùng bút chì tô kín 01 ô tròn tương ứng với chữ cái A hoặc B, C, D trong phiếu TLTN.

[5] Các lưu ý

+ Chỉ có phiếu TLTN do Trường cung cấp mới được coi là bài làm của thí sinh. Bài làm phải có 02 chữ ký của 02 cán bộ coi thi.

+ Trên phiếu TLTN chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở ô tròn; không được tô bất cứ ô tròn nào trên phiếu TLTN bằng bút mực, bút bi.

+ Khi tô các ô tròn bằng bút chì, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô. KHÔNG gạch chéo, gạch chân hoặc chỉ đánh dấu vào ô được chọn.

+ Ứng với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được tô 01 ô tròn.

* Nếu tô nhầm thì thí sinh có thể dùng tẩy chì để tẩy sạch đáp án cũ. Nếu không tẩy sạch thì máy chấm có thể nhầm lẫn: Thí sinh chọn 02 đáp án; như thế là thí sinh vi phạm quy chế và bị mất điểm đáng tiếc.

+ Để cho bài làm của thí sinh được chấm tự động, chính xác bằng máy, thí sinh phải giữ phiếu sạch sẽ, không làm rách, làm nhàu hoặc có vết gấp, mép giấy bị quăn.

+ Ngoài các mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, thí sinh tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu TLTN. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm.

+ Thí sinh làm xong bài phải ngồi tại chỗ, không nộp bài trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài.

* Thí sinh kiểm tra kĩ xem đã tô đúng Số báo danh và Mã đề thi chưa?

+ Khi hết giờ làm bài, có lệnh thu bài, thí sinh phải ngừng làm bài, bỏ bút xuống, úp sấp phiếu TLTN xuống mặt bàn, chờ nộp phiếu TLTN theo hướng dẫn của giám thị. Thí sinh không làm được bài vẫn phải nộp phiếu TLTN. Khi nộp phiếu TLTN thí sinh phải ký tên vào 02 danh sách thí sinh nộp bài.

+ Thí sinh chỉ được rời khỏi chỗ của mình sau khi cán bộ coi thi đã kiểm đủ số phiếu TLTN và cho phép thí sinh ra về.

Lưu ý: Hướng dẫn chỉ mang tính chất tham khảo!

Hướng dẫn ghi và tô phiếu trả lời trắc nghiệm thi đánh giá năng lực năm 2024?

Hướng dẫn ghi và tô phiếu trả lời trắc nghiệm thi đánh giá năng lực năm 2024? (Hình từ Internet)

Năm 2024, thí sinh thi đánh giá năng lực có được cộng điểm ưu tiên khi thi tốt nghiệp THPT không?

Căn cứ theo Điều 39 Quy chế Thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 18, khoản 19 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Điều 39. Điểm ưu tiên
1. Xét công nhận tốt nghiệp THPT tính theo 3 diện gồm Diện 1, Diện 2, Diện 3; trong đó, thí sinh Diện 1 là những thí sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên; thí sinh Diện 2 và Diện 3 được cộng điểm ưu tiên.
2. Diện 2: Cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
a) Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81 % (đối với GDTX);
b) Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;
c) Người dân tộc thiểu số;
...

Như vậy, thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực không thuộc diện được cộng điểm ưu tiên thi tốt nghiệp THPT 2024.

Phương thức tuyển sinh đại học được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về phương thức tuyển sinh đại học được quy định như sau:

[1] Cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.

[2] Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.

[3] Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác):

- Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số cho từng môn), trong đó có môn toán hoặc ngữ văn.

- Một ngành, một chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn, trong đó có thể quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp khi xác định điều kiện trúng tuyển.

- Không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ).

[4] Đối với một ngành, chương trình đào tạo có chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển:

- Việc phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ hợp lý; không gây mất công bằng cho các thí sinh chọn phương thức, tổ hợp xét tuyển khác nhau.

- Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm.

[5] Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh; trong đó có dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hàng năm.

Trân trọng!

Thi đánh giá năng lực
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thi đánh giá năng lực
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TP.HCM như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Đề minh họa đánh giá năng lực 2025 Đại học quốc gia TPHCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề minh họa đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM chi tiết, đầy đủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức: Công bố cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực (HSA) Đại học Quốc gia Hà Nội 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ đáp án đề minh họa Đánh giá năng lực Đại học Sư phạm TP HCM 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án đề thi minh hoạ HSA (đánh giá năng lực) năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Hà Nội 2025 (HSA) như thế nào? Hướng dẫn làm đề thi đánh giá năng lực Hà Nội 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi minh họa Đánh giá năng lực năm 2025 Đại học Quốc gia Hà Nội?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi đánh giá năng lực
Nguyễn Thị Hiền
1,325 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào