Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được trang bị dùi cui, áo giáp chống đâm đúng không?

Xin hỏi lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được trang bị dùi cui, áo giáp chống đâm đúng không? - Câu hỏi của Thành Khương (Bắc Ninh)

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được trang bị dùi cui, áo giáp chống đâm đúng không?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 14/2024/TT-BCA quy định như sau:

Điều 8. Trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
1. Bộ Công an trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; cụ thể như sau:

2. Hằng năm, Công an cấp xã tổng hợp nhu cầu số lượng, loại công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gửi Công an cấp huyện tổng hợp, gửi Công an cấp tỉnh lập dự trù kinh phí và gửi Cục Kế hoạch và tài chính thẩm định, tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an xem xét, quyết định.
3. Căn cứ số lượng, loại công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định tại Thông tư này, Công an cấp xã tổ chức quản lý công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, quy định của pháp luật có liên quan và xem xét, quyết định loại, số lượng công cụ hỗ trợ trang bị cho từng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, loại công cụ hỗ trợ sử dụng chung của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự khi thực hiện nhiệm vụ.

Theo đó, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được trang bị dùi cui, áo giáp chống đâm với số lượng như sau;

- Dùi cui cao su (chiếc): 80% quân số Tổ bảo vệ an ninh trật tự.

- Dùi cui kim loại (chiếc): 80% quân số Tổ bảo vệ an ninh trật tự.

- Áo giáp chống đâm (cái): 30% quân số Tổ bảo vệ an ninh trật tự.

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được trang bị dùi cui, áo giáp chống đâm đúng không?

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được trang bị dùi cui, áo giáp chống đâm đúng không? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là gì?

Theo Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như sau:

Công dân Việt Nam có nguyện vọng và có các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:

- Từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi; trường hợp trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công an cấp xã;

- Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính.

Trường hợp đã chấp hành xong bản án của Tòa án thì phải được xóa án tích; đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì phải hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật;

- Có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên. Đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học;

- Đang thường trú hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi công dân nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 thì phải đang thường trú hoặc tạm trú tại nơi nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;

- Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng đúng không?

Theo khoản 1 Điều 23 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định như sau:

Điều 23. Hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
1. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng hỗ trợ, bồi dưỡng khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ. Mức hỗ trợ, bồi dưỡng được quy định như sau:
a) Khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện được hưởng bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ nghĩa vụ Công an nhân dân;
b) Khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động được hưởng mức tiền bồi dưỡng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
c) Khi làm nhiệm vụ tại những nơi thuộc khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoặc tại đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm về quốc phòng được hưởng mức tiền bồi dưỡng ngày công lao động tăng thêm do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
d) Khi được điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ ngoài địa bàn phụ trách thì được cơ quan điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phương tiện đi lại, hỗ trợ ăn, nghỉ trong thời gian làm nhiệm vụ.

Theo đó, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng. Ngoài ra còn được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và nhiều chế độ khác.

Lưu ý: Thông tư 14/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Trân trọng!

An ninh trật tự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An ninh trật tự
Hỏi đáp Pháp luật
04 công cụ hỗ trợ được trang bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở từ 1/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2024, muốn vào lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phải có bằng cấp 2 trở lên?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Biên bản vi phạm hành chính về an ninh trật tự mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ bảo vệ an ninh trật tự là gì? Có bắt buộc phải công khai việc tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2024, hồ sơ tuyển chọn tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được trang bị dùi cui, áo giáp chống đâm đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2024, đối tượng nào được ưu tiên làm Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở thực hiện như thế nào từ 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự phải qua hội đồng xét tuyển đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được huấn luyện những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An ninh trật tự
Tạ Thị Thanh Thảo
150 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An ninh trật tự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào