Hướng dẫn cách ký hợp đồng bằng chữ ký số mới nhất năm 2024?
Chữ ký số là gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về khái niệm chữ ký số như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
6. "Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
...
Như vậy, từ quy định trên chữ ký số được hiểu là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Hướng dẫn cách ký hợp đồng bằng chữ ký số mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Chữ ký số có giá trị pháp lý không?
Theo Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số cụ thể như sau:
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn cho chữ ký số.
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn cho chữ ký số.
- Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.
Như vậy, chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương như chữ ký viết tay truyền thống trước đây nếu chữ ký số đáp ứng đầy đủ các điều kiện về đảm bảo an toàn cho chữ ký số theo luật định.
Hướng dẫn cách ký hợp đồng bằng chữ ký số mới nhất năm 2024?
Hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi hướng dẫn cách ký hợp đồng bằng chữ ký số Token (USB Token):
Bước 1: Chuẩn bị
Máy tính có kết nối internet: Đảm bảo máy tính của bạn có kết nối internet ổn định để truy cập phần mềm chữ ký số.
Phần mềm chữ ký số: Cài đặt phần mềm chữ ký số của nhà cung cấp dịch vụ đã được cấp chứng thư số cho bạn.
USB Token: Cắm USB Token vào máy tính.Thực hiện chạy chương trình cài đặt ứng dụng.
Sau đó, hoàn thành các bước cài đặt (chọn ngôn ngữ hiển thị phù hợp nếu có yêu cầu). Một số chương trình sẽ yêu cầu đổi mật khẩu trong lần đầu sử dụng. Lúc này người dùng thực hiện các thao tác đổi mật khẩu theo hướng dẫn của ứng dụng.
Hợp đồng điện tử: Mở hợp đồng điện tử cần ký trong trình duyệt web hoặc phần mềm hỗ trợ.
Bước 2: Ký hợp đồng với chữ ký đã được mã hóa trong phần mềm.
Mở phần mềm chữ ký số: Khởi chạy phần mềm chữký số đã được cài đặt trên máy tính.
Chọn chức năng ký: Tìm và chọn chức năng ký hợp đồng điện tử trong phần mềm.
Chọn file hợp đồng: Chọn file hợp đồng điện tử cần ký.
Chọn chữ ký số: Chọn chữ ký số được lưu trữ trong USB Token.
Nhập mật khẩu: Nhập mật khẩu của USB Token khi được yêu cầu.
Ký: Xác nhận thông tin và nhấn nút "Ký" để ký hợp đồng điện tử.
Bước 3: Lưu và xác minh hợp đồng đã ký
Lưu hợp đồng: Lưu hợp đồng điện tử đã ký vào vị trí mong muốn trên máy tính.
Xác minh hợp đồng: Mở hợp đồng đã ký và kiểm tra chữ ký số bằng phần mềm hỗ trợ hoặc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số để xác minh.
Lưu ý: Quy trình ký hợp đồng điện tử có thể thay đổi tùy theo phần mềm chữ ký số và nhà cung cấp dịch vụ.
Các chương trình khác nhau sẽ có những bước thực hiện ký khác nhau. Về cơ bản anh/chị có thể phải thực hiện những việc sau: Mở file - Chọn vị trí chèn chữ ký - Chọn chữ ký phù hợp - Lưu file - Nhập mật khẩu (nếu có).
Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số là gì?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP điều kiện đảm bảo an toàn chữ ký số được quy định cụ thể như sau:
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
Thứ hai, chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, cụ thể:
+ Có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng.
+ Đáp ứng các điều kiện về nhân sự, kỹ thuật quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.
Thứ ba, khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?