Thư tín dụng dự phòng - LC standby là gì? Quy trình thanh toán thư tín dụng dự phòng trong giao dịch thương mại quốc tế?
Thư tín dụng dự phòng - LC standby là gì?
Căn cứ khoản d Điều 9 Quy chế hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-HĐQL năm 2006 quy định về thư tín dụng LC như sau:
Điều 9. Cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước.
...
d- Thanh toán bằng thư tín dụng.
Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được Ngân hàng Phát triển Việt nam mở theo yêu cầu của Người sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (người xin mở thư tín dụng), theo đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện yêu cầu của Người sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (người xin mở thư tín dụng) để:
- Trả tiền hoặc uỷ quyền cho Ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng; hoặc
- Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc uỷ quyền cho Ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng.
Việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán và quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong thanh toán thư tín dụng do Ngân hàng phát triển Việt Nam quy định phù hợp quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, tương tự như thư tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thư tín dụng dự phòng - LC standby là một loại thư tín dụng được dùng như một công cụ bảo lãnh, phát hành bởi ngân hàng theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán.
Thư tín dụng dự phòng - LC standby là một văn bản về việc ngân hàng sẽ cam kết thanh toán, đền bù thiệt hại cho bên thứ ba được chỉ định (bên hưởng lợi) trong trường hợp người yêu cầu mở thư tín dụng của ngân hàng không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng.
Thư tín dụng dự phòng - LC standby là gì? Quy trình thanh toán thư tín dụng dự phòng trong giao dịch thương mại quốc tế? (Hình từ Internet)
Quy trình thanh toán thư tín dụng dự phòng trong giao dịch thương mại quốc tế ?
Thư tín dụng dự phòng thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế nhằm mục đích đảm bảo việc giao hàng, đúng hạn và đủ số lượng hoặc đảm bảo cho việc thanh toán đúng trong điều khoản hợp đồng.
Khi thực hiện giao dịch thương mại quốc tế, việc thanh toán thư tín dụng dự phòng được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Bên nhập khẩu nộp hồ sơ yêu cầu ngân hàng phát hành thư tín dụng dự phòng.
Bước 2: Ngân hàng phát hành thư tín dụng xem xét hồ sơ, các điều kiện và yêu cầu chi tiết trong thư tín dụng dự phòng, nếu hợp lệ sẽ phát hành thư tín dụng qua Ngân hàng thông báo cho bên xuất khẩu hưởng lợi theo chỉ định.
Bước 3: Ngân hàng thông báo thông báo và chuyển bản gốc thư tín dụng cho bên xuất khẩu.
Bước 4: Bên xuất khẩu giao hàng hóa và gửi các chứng từ như hóa đơn, vận đơn và chứng từ xuất khẩu phù hợp với yêu cầu trong thư tín dụng.
Bước 5: Trường hợp bên nhập khẩu không tiến hành nghĩa vụ thanh toán, bên xuất khẩu cung cấp bộ chứng từ, tài liệu chứng minh việc bên nhập khẩu không thực hiện cam kết cho ngân hàng phát hàng thư tín dụng dự phòng và yêu cầu thanh toán.
Bước 6: Ngân hàng phát hành thư tín dụng sẽ xem xét bộ chứng từ, các điều khoản trong hợp đồng, tiến hành kiểm tra. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ thì tiến hành thanh toán theo điều khoản cho bên xuất khẩu hoặc thông báo tới ngân hàng xác nhận thanh toán cho bên xuất khẩu.
Thư tín dụng LC có phải là đối tượng chịu thuế GTGT hay không?
Căn cứ khoản 8 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
Điều 5. Đối tượng không chịu thuế
...
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
a) Dịch vụ cấp tín dụng bao gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế; hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
...
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về thư tín dụng LC như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
...
14. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
...
Ngoài ra, căn cứ Công văn 1606/TCT-DNL năm 2020 và Công văn 5367/TCT-DNL năm 2023 về thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thư tín dụng.
Như vậy, thư tín dụng LC là một hình thức cung ứng dịch vụ thanh toán của tổ chức tín dụng, không thuộc nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định. Do đó, các tổ chức tín dụng có phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ thư tín dụng LC phải thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo đúng quy định.
Lưu ý: Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?