Mẫu tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động không quá 1000 chữ?

Cho tôi hỏi: Mẫu tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động không quá 1000 chữ? (Câu hỏi của anh Dương - Đà Lạt) Xin cảm ơn!

Mẫu tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động không quá 1000 chữ?

Cuộc thi trực tuyến Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động được tổ chức theo hình thức thi online trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn bắt đầu từ ngày 15/4/2024 và kết thúc vào ngày 15/5/2024.

Đối tượng tham gia là các Đoàn viên công đoàn, Công nhân, viên chức, lao động đang công tác, làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước.

Anh/chị có thể tham khảo mẫu tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động không quá 1000 chữ sau đây:

Là một kỹ sư giám sát thi công, chứng kiến không ít việc chủ quan, lơ là trong công tác an toàn lao động và những hậu quả mà nó để lại. Do đó, bản thân tôi luôn đề cao vấn đề an toàn lao động cho công nhân trên công trường. Tuy nhiên thực tế không như bản thân tôi nghĩ, tai nạn vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và sau đây là một trong những sự việc tôi chứng kiến vụ tai nạn lao động liên quan đến một công trình mà tôi giám sát.

Vào bao buổi sáng khác, công trường thi công đang nhộn nhịp với các hoạt động xây dựng. Anh Nam, một công nhân xây dựng, đang ốp tường ở tầng cao nhưng do sơ suất, anh đã để rơi một viên gạch bị nứt, khiến viên gạch vỡ vụn và rơi xuống trúng vào đầu anh công nhân đang làm việc phía dưới không đội mũ bảo hộ.

May mắn thay, anh công nhân phía dưới chỉ bị thương nhẹ và không ảnh hưởng nhiều sau vụ tai nạn lao động đó. Tuy nhiên, sự việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người trên công trường về tầm quan trọng của an toàn lao động.

Chính vì vậy, an toàn lao động là vấn đề quan trọng và không được xem nhẹ, cần đặt vấn đề an toàn lao động lên hàng đầu. Người sử dụng lao động cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, đầu tư trang thiết bị bảo hộ cho công nhân và tổ chức tập huấn về an toàn lao động định kỳ. Bên cạnh đó, bản thân mỗi nhân viên, công nhân cũng cần nâng cao ý thức, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động để bảo vệ bản thân và đồng nghiệp.

Lưu ý: Nội dụng trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động không quá 1000 chữ?

Mẫu tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động không quá 1000 chữ? (Hình từ Internet)

6 nhóm huấn luyện an toàn lao động là gì?

Tại Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP có quy định 6 nhóm huấn luyện an toàn lao động là:

Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

Nhóm 5: Người làm công tác y tế.

Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là bao lâu?

Tại Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP có quy định về thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:

- Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

- Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.

- Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

- Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

- Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Trân trọng!

An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn vệ sinh lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động định kỳ đối với nhân viên làm bộ phận văn phòng, bộ phận bán hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Câu chuyện hay ấn tượng tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động năm 2024? Nhà nước có chính sách gì về an toàn vệ sinh lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài viết trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 chữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 31-CT/TW năm 2024 tập trung bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho những nhóm lao động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thi ngắn gọn chia sẻ câu chuyện về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động áp dụng với công nhân viên chức, lao động 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Vệ sinh lao động là gì? Thời gian huấn luyện tối thiểu về an toàn vệ sinh lao động là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở của doanh nghiệp bao gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc của cơ sở sản xuất, kinh doanh phải bao gồm các nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài luận dự thi Cuộc thi trực tuyến công nhân viên chức lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn vệ sinh lao động
Lương Thị Tâm Như
564 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An toàn vệ sinh lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn vệ sinh lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào