Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Lâm nghiệp cập nhật mới nhất 2024?
Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Lâm nghiệp cập nhật mới nhất 2024?
Luật Lâm nghiệp mới nhất 2024 đang được áp dụng là Luật Lâm nghiệp 2017.
Dưới đây là tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Lâm nghiệp cập nhật mới nhất 2024 gồm có Nghị định hướng dẫn Luật Lâm nghiệp 2017 và Thông tư hướng dẫn Luật Lâm nghiệp 2017.
(1) Nghị định hướng dẫn Luật Lâm nghiệp mới nhất 2024
- Nghị định 27/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp.
- Nghị định 84/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
- Nghị định 83/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp.
- Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
- Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
- Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
- Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp.
(2) Thông tư hướng dẫn Luật Lâm nghiệp mới nhất 2024
- Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT quy định về phương pháp định giá rừng; hướng dẫn định khung giá rừng (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024).
- Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý rừng bền vững.
- Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT sửa đổi các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp.
- Thông tư 21/2023/TT-BNNPTNT về Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật về Lâm nghiệp.
- Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh.
- Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
- Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
- Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT quy định về danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
- Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định về phân định ranh giới rừng.
- Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý rừng bền vững.
- Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
- Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định về phương pháp định giá rừng; khung giá rừng.
- Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh.
Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Lâm nghiệp cập nhật mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Hiện nay rừng được phân thành mấy loại?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Điều 5. Phân loại rừng
1. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau:
a) Rừng đặc dụng;
b) Rừng phòng hộ;
c) Rừng sản xuất.
2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
a) Vườn quốc gia;
b) Khu dự trữ thiên nhiên;
c) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
d) Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
đ) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
...
Theo đó, hiện nay rừng được phân thành 03 loại gồm:
- Rừng phòng hộ.
- Rừng sản xuất.
Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp là các hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp đó là:
- Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
- Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
- Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định pháp luật.
- Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
- Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
- Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
- Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định pháp luật.
- Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định pháp luật.
- Chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định pháp luật.
- Phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
- Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?