Việc kiểm tra hoạt động điện lực được thực hiện trong các lĩnh vực nào? Nội dung kiểm tra hoạt động điện lực gồm những gì?
Việc kiểm tra hoạt động điện lực được thực hiện trong các lĩnh vực nào?
Căn cứ tại Điều 1 Thông tư 42/2022/TT-BCT có quy định như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực.
2. Kiểm tra hoạt động điện lực trong các lĩnh vực: Tư vấn chuyên ngành điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
3. Phương pháp xác định sản lượng điện trộm cắp, số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi trộm cắp điện để trả lại cho tổ chức, cá nhân bị chiếm đoạt, bồi thường thiệt hại và cách thức tổ chức thực hiện, thi hành hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trộm cắp điện.
4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
Như vậy, việc kiểm tra hoạt động điện lực được thực hiện trong các lĩnh vực:
- Tư vấn chuyên ngành điện lực,
- Phát điện,
- Truyền tải điện,
- Phân phối điện,
- Bán buôn điện,
- Bán lẻ điện;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng điện,
- Bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
Việc kiểm tra hoạt động điện lực được thực hiện trong các lĩnh vực nào? Nội dung kiểm tra hoạt động điện lực gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hình thức kiểm tra hoạt động điện lực là gì?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 42/2022/TT-BCT có quy định về hình thức kiểm tra như sau:
Việc kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực và việc kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực được tiến hành theo hình thức sau:
- Kiểm tra theo kế hoạch là hoạt động kiểm tra thực hiện theo kế hoạch đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì kiểm tra hoặc cơ quan cấp trên phê duyệt hàng năm bao gồm:
+ Hình thức kiểm tra có thông báo trước cho bên được kiểm tra;
+ Hình thức kiểm tra thường xuyên của Đơn vị điện lực đối với tài sản (công trình điện lực, lưới điện và các thiết bị khác) thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý sử dụng của đơn vị mình.
- Kiểm tra đột xuất là hình thức kiểm tra không thông báo trước cho bên được kiểm tra, được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:
+ Có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
+ Khi có phản ánh của tổ chức, cá nhân về các dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện;
+ Phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
Nội dung kiểm tra hoạt động điện lực gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 42/2022/TT-BCT có quy định về nội dung kiểm tra hoạt động điện lực như sau:
Nội dung kiểm tra hoạt động điện lực bao gồm việc thực hiện các quy định của Luật Điện lực 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành về một hoặc các nội dung sau:
- Kiểm tra điều kiện hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực hoạt động được cấp phép hoạt động điện lực.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về vận hành hệ thống điện.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về thị trường điện (đối với các đối tượng tham gia thị trường cạnh tranh các cấp độ).
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về giá điện, mua bán điện (bao gồm cả ngừng, giảm mức cung cấp điện) và hợp đồng mua bán điện.
- Kiểm tra công tác bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
- Kiểm tra các quy định khác của pháp luật về điện lực.
Kiểm tra sử dụng điện có những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 42/2022/TT-BCT có quy định về nội dung kiểm tra sử dụng điện như sau:
Khi thực hiện kiểm tra sử dụng điện, tùy phạm vi và thẩm quyền kiểm tra, Bên kiểm tra tiến hành kiểm tra một hoặc các nội dung sau:
- Kiểm tra điện áp.
- Kiểm tra công suất và hệ số công suất thực hiện như sau:
+ Công suất và hệ số công suất được xác định qua dữ liệu ghi nhận trong công tơ điện tử hoặc bằng cách đo trực tiếp hoặc gián tiếp qua các thiết bị đo khác tại thời điểm kiểm tra;
+ Trường hợp có căn cứ nghi ngờ hệ thống đo đếm hoạt động không chính xác, công suất và hệ số công suất phải được xác định qua các thiết bị đo khác ;
+ Trường hợp đo công suất giờ cao điểm bằng cách đo trực tiếp hoặc gián tiếp qua các thiết bị đo khác cần thực hiện đo 03 lần trong thời gian tiến hành kiểm tra, sau đó lấy trị số công suất lớn nhất của 01 trong 03 lần đo .
+ Kiểm tra hệ thống đo đếm điện năng và các hồ sơ liên quan, bao gồm: công tơ, máy biến điện áp đo lường, máy biến dòng điện đo lường, sơ đồ đấu dây, tính nguyên vẹn của niêm phong và thời hạn kiểm định của hệ thống đo đếm điện năng; biên bản treo tháo công tơ, thiết bị đo đếm điện năng và các tài liệu có liên quan khác.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn trong sử dụng điện.
- Kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng mua bán điện và các nghĩa vụ khác được quy định trong Luật Điện lực 2004 và văn bản hướng dẫn thi hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?