Thanh tra chuyên ngành là gì? Thủ tục thanh tra chuyên ngành thực hiện như thế nào?
Thanh tra chuyên ngành là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 quy định về thanh tra chuyên ngành như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
...
3. Thanh tra chuyên ngành là thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực.
...
Như vậy, thanh tra chuyên ngành là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục đối với việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, chuyên môn - kỹ thuật, và quy tắc quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực.
Thanh tra chuyên ngành là gì? Thủ tục thanh tra chuyên ngành thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục thanh tra chuyên ngành thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 50 Luật Thanh tra 2022 quy định về thủ tục thanh tra chuyên ngành.
Theo đó, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành được thực hiện qua 03 giai đoạn bao gồm các bước sau:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị thanh tra:
+ Bước 1: Thu thập thông tin trong trường hợp cần thiết.
+ Bước 2: Ban hành quyết định thanh tra;
+ Bước 3: Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra, ngoại trừ trường hợp phát hiện hành vi vi phạm cần phải tiến hành thanh tra ngay.
- Giai đoạn 2: Tiến hành thanh tra trực tiếp:
+ Bước 1: Công bố quyết định thanh tra, ngoại trừ trường hợp phát hiện hành vi vi phạm cần phải tiến hành thanh tra ngay;
+ Bước 2: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
+ Bước 3: Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu và xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình thanh tra (nếu có);
+ Bước 4: Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp;
- Giai đoạn 3: Kết thúc cuộc thanh tra:
+ Bước 1: Báo cáo kết quả thanh tra;
+ Bước 2: Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
+ Bước 3: Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, trừ trường hợp không cần thiết phải thẩm định;
+ Bước 4: Ban hành kết luận thanh tra;
+ Bước 5: Công khai kết luận thanh tra.
Lưu ý: Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định về thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành khác với thủ tục nêu trên thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra là bao lâu?
Căn cứ Điều 47 Luật Thanh tra 2022 quy định về thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra như sau:
Điều 47. Thời hạn thanh tra
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:
a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày;
b) Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày;
c) Cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
2. Thời gian tạm dừng cuộc thanh tra quy định tại Điều 70 của Luật này không tính vào thời hạn thanh tra.
Như vậy, thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định tùy theo từng trường hợp thanh tra, cụ thể như sau:
- Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành:
+ Trường hợp bình thường: không quá 60 ngày;
+ Trường hợp phức tạp: được gia hạn một lần không quá 30 ngày;
+ Trường hợp đặc biệt phức tạp: được gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày.
- Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành:
+ Trường hợp bình thường: không quá 45 ngày;
+ Trường hợp phức tạp: được gia hạn một lần không quá 30 ngày.
- Cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành:
+ Trường hợp bình thường: không quá 30 ngày;
+ Trường hợp phức tạp: được gia hạn một lần không quá 15 ngày;
+ Trường hợp ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn: được gia hạn một lần không quá 15 ngày.
Lưu ý: Thời gian tạm dừng cuộc thanh tra không tính vào thời hạn thanh tra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tháng 11 dương lịch 2024 bắt đầu và kết thúc là ngày mấy âm lịch? Tháng 11 dương lịch 2024 NLĐ có được nghỉ lễ hưởng nguyên lương ngày nào không?
- Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng đất bị phạt bao nhiêu?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gồm những gì?
- Tổ chức hoạt động viễn thông được miễn giấy phép viễn thông trong trường hợp nào?