Mẫu đoạn văn ngắn cảm nhận về câu chuyện hay, ấn tượng trong bảo đảm an toàn vệ sinh lao động 2024?
Mẫu đoạn văn ngắn cảm nhận về câu chuyện hay, ấn tượng trong bảo đảm an toàn vệ sinh lao động 2024?
Căn cứ theo Kế hoạch 51/KH - TLĐ năm 2024 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác An toàn, vệ sinh lao động” sẽ diễn ra từ 0h00 ngày 15/4/2024 đến 0h00 ngày 15/5/2024.
Nội dung cuộc thi tập trung tìm hiểu các kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, gồm: các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về công tác An toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Bộ luật Lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, các văn bản, tài liệu đã được ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Có thể tham khảo Mẫu đoạn văn ngắn cảm nhận về câu chuyện hay, ấn tượng trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động 2024 dưới đây:
Lao động là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người, góp phần tạo dựng cuộc sống và xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh ý nghĩa to lớn, tai nạn lao động do thiếu an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) vẫn đang là vấn đề nhức nhối, để lại nhiều hệ lụy thương tâm. Câu chuyện người em họ của tôi là minh chứng đanh thép cho thực trạng này. Tai nạn ập đến do chủ lao động lơ là an toàn vệ sinh lao động, khiến em họ tôi mất đi khả năng lao động, gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Niềm chua xót này đã len lỏi từng ngày cho những người thân thương trong gia đình tôi. Thiết nghĩ, nếu chủ lao động tuân thủ luật định về an toàn vệ dinh lao động, tai nạn đáng tiếc đã không xảy ra. Vậy ai sẽ là người gánh chịu hậu quả? Chắc chắn không chỉ là người lao động mà còn là cả gia đình họ, là gánh nặng cho xã hội. Mỗi tai nạn xảy ra không chỉ cướp đi sức khỏe, khả năng lao động mà còn đẩy gia đình nạn nhân vào cảnh khốn cùng, túng quẫn. Liệu bao nhiêu gia đình phải hứng chịu cảnh tang tóc, bao nhiêu mảnh đời tan vỡ bởi sự vô trách nhiệm của những kẻ chỉ đặt lợi nhuận lên trên tính mạng con người? Thiết nghĩ, cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để răn đe, trừng phạt thích đáng những kẻ vi phạm. Luật pháp cần nghiêm minh, xử lý nghiêm khắc các hành vi thiếu trách nhiệm, coi thường mạng sống con người. Đồng thời, cần nâng cao ý thức cho cả người sử dụng lao động và người lao động về tầm quan trọng của an toàn vệ sinh lao động. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để mỗi người lao động đều được đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. Câu chuyện này là lời cảnh tỉnh cho những ai thờ ơ với an toàn vệ sinh lao động. Pháp luật cần mạnh tay trừng phạt những kẻ vi phạm, góp phần xây dựng môi trường lao động an toàn, văn minh, để mỗi người lao động được cống hiến hết mình mà không lo âu, muộn phiền. Hãy chung tay đẩy lùi tai nạn lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người lao động, góp phần xây dựng xã hội văn minh, phát triển bền vững. |
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu đoạn văn ngắn cảm nhận về câu chuyện hay, ấn tượng trong bảo đảm an toàn vệ sinh lao động 2024? (Hình từ Internet)
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có những quyền gì về an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động như sau:
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
...
Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có những quyền sau đây:
- Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
- Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
- Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý;
Chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hệ thống chính sách, pháp luật gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 22 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 22. Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
.....
Như vậy, tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hệ thống chính sách, pháp luật gồm có:
- Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;
- Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?