Chi tiết đáp án cuộc thi trực tuyến nâng cao nhận thức phòng tránh bom mìn, vật nổ năm 2024?

Xin cho tôi hỏi: Tôi có thể tham khảo đáp án cuộc thi trực tuyến nâng cao nhận thức phòng tránh bom mìn, vật nổ năm 2024 ở đâu? (Câu hỏi từ chị Minh - Sóc Trăng).

Chi tiết đáp án cuộc thi trực tuyến nâng cao nhận thức phòng tránh bom mìn, vật nổ năm 2024?

Cuộc thi trực tuyến nâng cao nhận thức phòng tránh bom mìn, vật nổ năm 2024 do Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam phát động tổ chức đang diễn ra từ ngày 04/4/2024 đến ngày 04/5/2024 nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới nâng cao nhận thức về bom mìn (ngày 04/4).

Tham khảo đáp án cuộc thi trực tuyến nâng cao nhận thức phòng tránh bom mìn, vật nổ năm 2024 dưới đây:

Câu 1: Tính nhạy nổ của bom mìn, vật nổ có giảm theo thời gian không?

A. Bị giảm sau 10 năm

B. Bị giảm sau 20 năm

C. Bị giảm sau 30 năm

D. Không giảm theo thời gian

Câu 2: Những loại vũ khí nào sau đây được coi là bom mìn, vật nổ?

A. Lựu đạn, mìn

B. Bom bi, đạn pháo

C. Cung tên

D. Cả A và B

Câu 3: Bom mìn, vật nổ nằm sâu dưới ao, hồ, sông suối một thời gian dài có nguy hiểm hay không?

A. Không nguy hiểm vì chúng sẽ không phát nổ

B. Vẫn còn nguy hiểm vì tính nhạy nổ của chúng có thể không giảm theo thời gian

Câu 4: Khi đi vào khu vực ruộng đồng, nương rẫy… nếu phát hiện có bom mìn, vật nổ chúng ta nên làm gì?

A. Thận trọng đi ra khỏi khu vực đó theo đúng lối đã đi vào hoặc kêu to để được giúp đỡ

B. Báo cho người lớn hoặc chính quyền địa phương biết để xử lý

C. Cả hai phương án trên

Câu 5: Hành động nào dưới đây là nguyên nhân gây nên tai nạn bom mìn, vật nổ?

A. Tác động trực tiếp bằng cơ học lên bom mìn, vật nổ như: cưa, đục, đá, ném, vận chuyển…

B. Đốt nóng bom mìn, vật nổ

C. Các nguyên nhân khác như đốt lửa trên vùng đất còn nhiều bom mìn, chơi đùa ở những nơi có thể còn sót lại bom mìn, rà tìm và buôn bán phế liệu chiến tranh

D. Cả ba phương án trên

Câu 6: Các loại bom mìn, vật nổ đã cũ, rỉ sét có còn nguy hiểm không?

A. Không gây nguy hiểm cho con người

B. Vẫn có thể còn nguy hiểm, có thể gây chết người, hoặc thương tật suốt đời, và làm chết gia súc, gia cầm nếu tác động vào nó

Câu 7: Theo báo cáo của Trung tâm hành động bom mìn Việt Nam VNMAC, giai đoạn 2005-2010 có bao nhiêu vụ tai nạn bom mìn?

A. 500 vụ tai nạn bom mìn

B. 1,813 vụ tai nạn bom mìn

C. 1000 vụ tai nạn bom mìn

Câu 8: Hậu quả của bom mìn và vật nổ đối với môi trường bao gồm những vấn đề gì?

A. Ô nhiễm đất

B. Ô nhiễm nguồn nước

C. Ô nhiễm không khí

D. Tất cả các ý trên

Câu 9: Việc giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách kêu gọi, vận động người thân, bạn bè, tổ chức xã hội cùng tham gia và ủng hộ các hoạt động vì cộng đồng sẽ giúp ích gì?

A. Giúp hoạt động trở nên khả thi, được thực hiện sâu rộng hơn

B. Giúp học sinh rèn luyện được kỹ năng xã hội

C. Giúp học sinh rèn luyện tinh thần nhân ái

D. Tất cả những tác động trên

Câu 10: Những nạn nhân bom mìn có cuộc sống như thế nào?

A. Do bị thương tật, họ không có tương lai tươi sáng

B. Họ sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội

C. Họ vẫn có thể sống có ích cho gia đình và xã hội và có cuộc sống tốt đẹp

Câu 11: Quyền của trẻ em khuyết tật, trong đó có những trẻ em bị tai nạn bom mìn là gì?

A. Được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật

B. Được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội

C. Cả A và B

Câu 12: Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại?

A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo

B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới

C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc

Câu 13: Nỗ lực khắc phục hậu quả do bom mìn vật nổ gây ra có phải là biểu hiện của tình yêu hòa bình không?

A. Có

B. Không

Câu 14: Trong quá trình giảng dạy nội dung tích hợp GDPTTNBMVN cho học sinh, thầy/cô nên sử dụng giáo cụ trực quan nào trong các tiết dạy này?

A. Mô hình thủ công về bom mìn, vật nổ

B. Vật thật (bom mìn & vật liệu nổ cũ)

C. Tranh ảnh, video clips về chủ đề phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ

Câu 15: Khi giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho học sinh, giáo viên cần nắm được những chủ đề nào?

A. Đặc điểm của bom mìn vật nổ

B. Nguyên nhân và cách phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ

C. Hậu quả của bom mìn vật nổ

D. Cách ứng xử với người khuyết tật bao gồm những nạn nhân bom mìn

E. Tất cả các ý kiến trên

Lưu ý: Đáp án cuộc thi nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, không phải đáp án chính thức của cuộc thi trực tuyến nâng cao nhận thức phòng tránh bom mìn, vật nổ năm 2024.

Chi tiết đáp án cuộc thi trực tuyến nâng cao nhận thức phòng tránh bom mìn, vật nổ năm 2024? Chi tiết đáp án cuộc thi trực tuyến nâng cao nhận thức phòng tránh bom mìn, vật nổ năm 2024? (Hình từ Internet)

Có các dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 18/2019/NĐ-CP quy định về các dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt.

Theo đó, có 04 loại dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt bao gồm:

[1] Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;

[2] Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;

[3] Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;

[4] Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có liên quan đến vũ khí hóa học, chất độc hại, chất nổ đặc biệt nguy hiểm.

Nguồn tài chính của Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là từ đâu?

Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 18/2019/NĐ-CP quy định về nguồn tài chính của Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh như sau:

Điều 8. Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
....
2. Nguồn tài chính của Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh:
a) Thu từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
b) Thu từ vốn ODA không hoàn lại, viện trợ phi chính phủ nước ngoài (nếu có);
c) Thu từ ủng hộ có mục đích, địa chỉ cụ thể để thực hiện mục tiêu theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Thu từ lãi tiền gửi;
đ) Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
...

Như vậy, tài chính của Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được lấy từ các nguồn sau:

- Thu từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Thu từ vốn ODA không hoàn lại, viện trợ phi chính phủ nước ngoài (nếu có);

- Thu từ ủng hộ có mục đích, địa chỉ cụ thể để thực hiện mục tiêu theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Thu từ lãi tiền gửi;

- Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 2 tháng 8 năm 2024 là bao nhiêu âm? Quy định về thời giờ làm việc bình thường trong ngày này?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 1 tháng 8 là ngày gì? 1 tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm, thứ mấy? Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tuyên giáo được tặng cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Dương Tháng 8 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 8 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn niên 2024 - Lịch âm 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc tang cấm các hoạt động nào? Các cơ quan nào cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 10 tháng 8 là ngày gì? Chia sẻ lịch âm tháng 8 năm 2024 chính xác, đầy đủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Áp thấp nhiệt đới là gì? Nội dung tin dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới gồm những thông tin gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 30–CT/TU của Thành ủy Hà Nội, gia đình có vai trò gì trong việc khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ đề ra việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nào trong phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Trần Thị Ngọc Huyền
13,744 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào