Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 đặt ra các mục tiêu cụ thể nào đến năm 2025?
- Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 đặt ra các mục tiêu cụ thể nào đến năm 2025?
- 05 nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025?
- Cơ quan nào có trách nhiệm triển khai các lớp huấn luyện mẫu về an toàn vệ sinh lao động theo Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025?
Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 đặt ra các mục tiêu cụ thể nào đến năm 2025?
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 1 Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022 quy định về các mục tiêu cụ thể trong công tác an toàn vệ sinh lao động đến năm 2025.
Theo đó, có 08 mục tiêu cụ thể đến năm 2025 trong thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm:
- Mục tiêu 1: Trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người.
- Mục tiêu 2: Trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.
- Mục tiêu 3: Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.
- Mục tiêu 4: Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
- Mục tiêu 5: Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
- Mục tiêu 6: Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.
- Mục tiêu 7: Trên 80% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật.
- Mục tiêu 8: 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 đặt ra các mục tiêu cụ thể nào đến năm 2025? (Hình từ Internet)
05 nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ Mục 3 Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022. Có 05 nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 bao gồm:
[1] Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn, vệ sinh lao động lao động;
[2] Tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động;
[3] Đẩy mạnh nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
[4] Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế;
[5] Quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025.
Cơ quan nào có trách nhiệm triển khai các lớp huấn luyện mẫu về an toàn vệ sinh lao động theo Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 5 Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022 quy định về việc tổ chức thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ như sau:
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình;
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các nội dung chính sách, pháp luật liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Triển khai áp dụng mẫu việc xây dựng hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp cho 150 doanh nghiệp đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trong đó có ít nhất 50 doanh nghiệp đạt chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động (ISO 45001 -2018);
d) Triển khai các lớp huấn luyện mẫu về an toàn, vệ sinh lao động; tư vấn mẫu các biện pháp và mô hình cải thiện điều kiện lao động;
...
Như vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan có trách nhiệm triển khai các lớp huấn luyện mẫu về an toàn vệ sinh lao động trong việc thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?