Phương án nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 của doanh nghiệp như thế nào?

Cho tôi hỏi Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp cho người lao động nghỉ lễ 30/4 và 1/5 05 ngày có đúng không? Câu hỏi từ anh Minh Thi (Bắc Ninh)

Phương án nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 của doanh nghiệp như thế nào?

Xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 và ngày Quốc tế lao động 01 tháng 5 năm 2024.

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc khối doanh nghiệp nhà nước sẽ được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4/2024) sang ngày thứ Bảy (04/5/2024) trong dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5/2024.

Như vậy, dịp nghỉ lễ ngày 30/4 và 1/5 năm 2024, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục. Thời gian từ thứ Bảy, ngày 27/4/2024 đến hết thứ Tư ngày 1/5/2024. Công chức, viên chức sẽ làm bù vào ngày thứ Bảy, ngày 4/5/2024.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng khuyến khích các doanh nghiệp cho người lao động nghỉ 05 ngày. Phương án nghỉ lễ 30 tháng 4 và 1/5 năm 2024 của doanh nghiệp như sau:

[1] Phương án nghỉ lễ 1: Nghỉ từ thứ 7 ngày 27/4/2024 đến hết thứ Tư ngày 1/5/2024 (Đối với doanh nghiệp không làm thứ 7)

[2] Phương án nghỉ lễ 2: Nghỉ từ chủ nhật ngày 28/4/2024 đến hết thứ Tư ngày 1/5/2024 (Đối với doanh nghiệp làm thứ 7)

[3] Phương án nghỉ lễ 3: Nghỉ từ thứ ba ngày 30/4/2024 đến hết thứ Tư ngày 01/05/2024 (Đối với doanh nghiệp nghỉ lễ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019)

Phương án nghỉ lễ 30/4 và 1/4 năm 2024 của doanh nghiệp?

Phương án nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 của doanh nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)

Thời gian nghỉ trong giờ làm việc của người lao động là bao lâu?

Căn cứ Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ trong giờ làm việc:

Điều 109. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

Theo đó, người lao động làm việc theo thời giờ quy định từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ như sau:

- Ít nhất 30 phút liên tục đối với người lao động làm việc ban ngày;

- Ít nhất 45 phút liên tục đối với người lao động làm việc ban đêm;

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước khi nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
...
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong các trường hợp sau:

[1] Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận.

Trừ trường hợp gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

[2] Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.

Trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn.

[3] Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

[4] Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

[5] Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

[6] Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

[7] Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào